Công nghiệp quốc phòng là một
bộ phận quan trọng của công nghiệp quốc gia, một phần quan trọng của tiềm lực
quốc phòng, an ninh đất nước. Vì vậy, xây dựng, phát triển công nghiệp quốc
phòng theo hướng tự chủ, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, ngày càng hiện đại, có
trình độ khoa học công nghệ cao có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng
Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần
kết hợp quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ sở, nền tảng
để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.
Trên
cơ sở nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ về xây dựng, phát triển
công nghiệp quốc phòng, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết
số 06-NQ/TW ngày 16/7/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI), Nghị
quyết số 24-NQ/TW ngày 16/4/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về
Chiến lược Quốc phòng Việt Nam; từ thực tiễn quá trình phát triển
công nghiệp quốc phòng ở nước ta những năm qua, có thể xác định định hưởng đẩy
mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng ở nước ta hiện nay và những năm tiếp
theo như sau: Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng
cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp,
các ngành đối với nhiệm vụ xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng
lưỡng dụng. Hai là, tập trung quy hoạch, định hướng sản xuất
các sản phẩm lưỡng dụng phù hợp với thế mạnh, khả năng cạnh tranh; kiện toàn cơ
chế quản lý và mô hình tổ chức công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng. Ba là, tích cực huy động và đa dạng hóa nguồn lực
phát triển công nghiệp quốc phòng lưỡng dụng, nhất là các chương trình, dự án
trọng điểm. Bốn là, xây dựng, phát triển nguồn nhân lực
công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng Năm là, nâng cao năng lực quản trị và công tác
thị trường của doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng.
Trong giai đoạn hiện nay, cần phải phát triển nền công nghiệp quốc phòng vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
Trả lờiXóaBài viết rất hay
Trả lờiXóa