Một là, sự gương mẫu của cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt,
người đứng đầu có ý nghĩa quyết định. Mọi việc đều do con người làm ra; cơ
chế, bộ máy nào cũng do con người tạo ra; một tấm gương sống có giá trị hơn một
trăm bài diễn văn tuyên truyền, cho nên, muốn cơ chế, bộ máy tốt, trước hết phải
do những con người tốt xây dựng. Mặt khác, cơ chế, bộ máy tốt mà con người cố
tình xuyên tạc, thì không cơ chế, bộ máy nào phát huy nổi hiệu lực. Vì vậy, muốn
chống sự xuống cấp đạo đức trong Đảng phải bằng cả sự tự giác tu dưỡng và nêu
gương.
Mỗi đảng viên phải có lòng tự trọng, tính liêm sỉ và tự
giác trong rèn luyện, vì chờ để pháp luật xử lý là hạ sách. Mỗi cán bộ, đảng
viên, trước hết là cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các
ngành phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước
Đảng để tự giác thực hiện. Sự gương mẫu của Trung ương, của từng đồng chí Uỷ
viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ viên Trung ương Đảng là cực kỳ quan trọng, có
ý nghĩa quyết định.
Hai là, thực hành phê bình và tự phê bình thường xuyên
và nghiêm chỉnh là việc làm cần thiết trong tu dưỡng ý thức cá nhân. Đây
là nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng; là quy luật phát triển Đảng; là thang
thuốc hay nhất để chữa các bệnh trong Đảng. Về điểm này, chúng ta còn những hạn
chế. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ rõ tự phê bình và phê bình nhiều nơi
mang tính hình thức; vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số
cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong
công việc được giao, quan trọng nhất là “nghiêm chỉnh” như lời Hồ Chí Minh dặn
thì chưa làm được. Vẫn làm chiếu lệ, qua loa, đại khái như cách nói dân gian
phê bình theo kiểu “bắn súng chỉ thiên”; thậm chí có kiểu “phê bình” nhưng ẩn ý
sâu bên trong, đằng sau đó là nịnh. Một thực tế cho thấy trong những năm qua,
80-90% những vụ việc tham nhũng, lãng phí bị phát hiện, phanh phui không phải
do kết quả của tự phê bình và phê bình trong Đảng mà do công luận, tai mắt của
quần chúng, truyền thông phát hiện, đúng như một đúc kết đã khẳng định: “Sự tha
hóa không thể chấm dứt chỉ bằng tu dưỡng ý thức, đạo đức, nó bị đánh bại bởi cơ
chế, tính khoa học của bộ máy, cơ bản nhất, bởi nền dân chủ. Nhưng phần tác động
lại của tu dưỡng ý thức không phải thứ yếu. Cơ chế, bộ máy tốt mà con người cố
tính xuyên tạc nó thì không cơ chế, bộ máy nào phát huy nổi hiệu lực, thậm chí,
thành công cụ của cái bậy, cái ác. Hai phạm trù trên phải đặt ngang bằng nhau,
tạo thế hỗ trợ và bổ sung nhau”./.
Cần có những giải pháp phù hợp nhất để nâng cao ý thức tự giác cá nhân, ngăn chặn xuống cấp đạo đức trong cán bộ Đảng viên
Trả lờiXóaNhững giải pháp này rất hay, cần thực hiện nghiêm túc
Trả lờiXóa