Nội dung tuyên truyền trong các “chiến dịch” được hướng
theo một chủ đề thống nhất, như: Tuyên truyền chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng;
tuyên truyền chống phá vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp
2013; tuyên truyền chống phá cương lĩnh, dự thảo các văn kiện Đại hội; tuyên
truyền xuyên tạc nguyên tắc tổ chức, vấn đề nhân sự Đại hội XIII… Chẳng hạn
như, thực hiện chiến dịch chống phá cương lĩnh, dự thảo các văn kiện Đại hội
XIII, nhiều trang mạng của các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng chống
đối trong nước đã đồng loạt tán phát các bài viết có nội dung xuyên tạc cương
lĩnh, đường lối của Đảng. Đồng thời, kêu gọi sửa đổi “toàn diện” văn kiện, đường
lối chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ vai trò “độc tôn” của Đảng;
thay đổi hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước; xây dựng nền kinh tế đa sở hữu bắt đầu
từ năm 2021. Có thể thấy rõ ý đồ này qua các bài viết: “Vài suy nghĩ trước thềm
Đại hội XIII”, “Việt Nam: Liệu Đại hội Đảng XIII sẽ có khác biệt?”, “Các nhóm
thân hữu và tắc nghẽn thể chế đang gây hại cho Việt Nam”, “Góp ý chuẩn bị Đại hội
XIII Đảng Cộng sản Việt Nam”, “Về Đảng cầm quyền”, “Bản kiến nghị về Đại hội
XIII”… Cá biệt, có bài viết, đối tượng còn đưa ra “lộ trình” cải cách thể chế ở
Việt Nam theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Chuyển đổi Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đảng
nắm quyền thành Đảng cầm quyền, với cương lĩnh, điều lệ mới theo hướng hòa giải,
hòa hợp dân tộc và dân chủ hóa đất nước. Giai đoạn 2: Thực hiện cải cách hệ thống
chính trị - nhà nước hiện tại thành nhà nước pháp quyền với Hiến pháp mới và thể
chế chính trị dân chủ đa nguyên.
Để thực hiện các chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc
công tác nhân sự Đại hội XIII, các trang mạng của các tổ chức phản động lưu
vong, đài phát thanh nước ngoài đã đồng loạt tán phát hàng chục bài viết có nội
dung xuyên tạc về công tác nhân sự Đại hội XIII, bịa đặt nội bộ Đảng Cộng sản
Việt Nam đang hình thành “phe cánh” để “tranh giành, đấu đá quyền lực; có “lợi
ích nhóm”, “thanh trừng phe phái” trong công tác nhân sự; thậm chí chúng còn
xuyên tạc rằng vấn đề nhân sự Đại hội Đảng XIII bị một số thế lực bên ngoài can
thiệp, chỉ đạo.
Đó là các bài viết: “Những ai sẽ vào tứ trụ tại Đại hội
Đảng 2021”, “Chân dung anh hùng - đại biểu Quốc hội; “Trao đổi về Đại hội XIII
Đảng Cộng sản Việt Nam”, “Thế lực thù địch ngay trong lòng Đảng”, “Trước thềm Đại
hội Đảng, tổ chức lại sanh chuyện”, “Ai sẽ lãnh đạo Việt Nam sau 2 năm nữa?”,
“Tín hiệu định hướng cho tứ trụ/tam trụ”…
Từ nay đến khi diễn ra Đại hội XIII của Đảng, các thế
lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị, bất mãn sẽ càng đẩy mạnh
thực hiện các “chiến dịch tuyên truyền” chống phá. Đặc biệt, chúng sẽ triệt để
khai thác các ứng dụng, dịch vụ, tiện ích trên không gian mạng để tán phát “đơn
thư”, “kiến nghị”, “thư ngỏ”, “bản lên tiếng”, “đơn tố cáo”, qua đó gây áp lực
hoặc hạ uy tín, tạo luồng dư luận xấu về lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Bởi vậy, hơn
lúc nào hết, chúng ta cần nâng cao cảnh giác, kịp thời phát hiện và chủ động đấu
tranh, ngăn chặn các “chiến dịch tuyên truyền” này.
Càng gần đến kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các đối tượng thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị lại càng gia tăng hoạt động chống phá. Bởi vậy, mỗi chúng ta phải luôn tỉnh táo, nâng cao cảnh giác và chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, vạch trần các luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóaChúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa