Với khả năng kết nối vô hạn của mạng thông tin toàn cầu,
đặc biệt với các thiết bị Internet vạn vật (IoT) sẽ tiếp tục đặt ra các thách
thức hết sức to lớn đối với công tác bảo đảm an ninh, an toàn mạng thông tin quốc
gia, phòng, chống khủng bố và tội phạm mạng. Để chủ động ứng phó các thách thức
này, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh thông tin, an ninh mạng,
cần làm tốt một số mặt công tác sau:
Một là, giáo dục
nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về bảo vệ chủ
quyền quốc gia, các lợi ích và sự nguy hại đến từ không gian mạng.
Bảo vệ chủ quyền quốc gia còn là bảo vệ không gian mạng
của quốc gia, bao gồm, bảo vệ các hệ thống thông tin; các chủ thể hoạt động
trên không gian mạng; hệ thống dữ liệu, tài nguyên mạng; các quy tắc xử lý và
truyền số liệu. Đảm bảo quyền bình đẳng trong tham dự quản lý mạng Internet quốc
tế; độc lập trong vận hành hạ tầng cơ sở thông tin thuộc lãnh thổ quốc gia; bảo
vệ không gian mạng quốc gia không bị xâm phạm và quyền quản trị truyền tải cũng
như xử lý số liệu của quốc gia.
Hai là, giáo dục
các quy định của pháp luật về quản lý không gian mạng.
Phổ biến các điều khoản của Bộ luật Hình sự 2015 (Mục
2, Điều 285-294) liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông;
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ và Thông tư số
09/2014/BTTTT ngày 19-8-2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động quản
lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội, những
hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng mạng xã hội…
Ba là, bồi dưỡng kỹ
năng nhận diện các âm mưu, thủ đoạn tấn công mạng và các hình thái phát sinh
trên không gian mạng.
Hoạt động tấn công không gian mạng rất đa dạng và tinh
vi như: làm mất kết nối Internet, đánh sập các website của chính phủ, cơ quan,
đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp; giả mạo các website nhằm lừa đảo; cài gắm vào
máy tính cá nhân hoặc lấy tài khoản và mật khẩu; đánh cắp dữ liệu cá nhân (hình
ảnh, file, video); tấn công bằng mã độc (theo tệp đính kèm trong email hoặc ẩn
trong quảng cáo Skype); tấn công ẩn danh bằng những phần mềm độc hại (phần mềm
diệt virus, các trình duyệt); tấn công qua usb, đĩa CD, địa chỉ IP, server…
Bốn là, nâng cao ý
thức phòng tránh, tự vệ và sử biện pháp kỹ thuật để khắc phục hậu quả trong trường
hợp bị tấn công trên không gian mạng.
Nêu cao ý thức chính trị, trách nhiệm, nghĩa vụ công
dân đối với nhiệm vụ bảo vệ không gian mạng quốc gia. Tuân thủ quy định của
pháp luật về bảo vệ an ninh mạng; kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến an
ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng và các hành vi xâm phạm khác, thực hiện
yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; giúp đỡ, tạo
điều kiện cho người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Năm là, phát huy
vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách an ninh mạng, lãnh đạo, quản
lý các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường trong giáo dục
nâng cao ý thức làm chủ và bảo vệ không gian mạng.
Lãnh đạo, quản lý các địa phương, cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp, nhà trường cần nắm vững mọi hoạt động và tình hình tư tưởng cán bộ,
đảng viên, quần chúng, có nội dung giáo dục, định hướng, điều chỉnh nhận thức
đúng đắn, kịp thời; có trách nhiệm trong quản lý thông tin có liên quan tới cán
bộ, đảng viên và quần chúng, có kế hoạch bảo vệ chính trị nội bộ trên không
gian mạng./.
Hiện nay trên các trang MXH có rất nhiều thông tin xấu độc, mọi người khi tham gia MXH cần hết sức tỉnh táo phân biệt thật, giả, đúng, sai để không bị bọn phản động lợi dụng chống phá đất nước
Trả lờiXóaNhững giải pháp này rất hay, cần thực hiện nghiêm túc
Trả lờiXóa