Trong cơ chế, tính khoa học của bộ máy thì vun bồi nền
dân chủ, thực hành dân chủ có ý nghĩa quan trọng bậc nhất. Cùng với cách hiểu “dân
chủ là cái chìa khóa vạn năng; là động lực của cách mạng; là dân làm chủ”,
cần phải nhận thức đúng đắn, sâu sắc rằng: “Dân chủ là dựa vào lực lượng quần
chúng, đi đúng đường lối quần chúng. Cho nên phong trào chống tham ô, lãng phí
quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công”.
Đây là một điểm nhấn, cốt tủy trong công tác xây dựng Đảng, chống xuống cấp về
đạo đức trong Đảng hiện nay. Những năm qua, việc phát huy vai trò, trách nhiệm
của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông
và nhân dân trong đấu tranh, ngăn chặn suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong cán bộ, đảng viên còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Chúng ta thiếu thể
chế hóa, cụ thể hóa những đúc kết thành phương châm rất có giá trị của Đảng như
“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”; “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra”. Vì vậy, có nhiều điều rất hay nhưng vẫn chỉ nằm ở phương
châm, nghị quyết.
Thực tiễn phong phú hơn sách vở, lý luận. Cuộc sống
thay đổi từng ngày. Vì vậy, Đảng, Nhà nước phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung,
hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát
việc thực thi quyền lực của người có quyền. Đồng thời, rà soát, hoàn thiện các
quy định, văn bản, quy phạm pháp luật về quản lý công khai minh bạch, góp phần
xóa bỏ cơ chế “xin-cho; duyệt-cấp”, ngăn chặn, đẩy lùi “nhóm lợi ích”, “sân
sau”. Phải suy nghĩ, trăn trở xem dân còn trách nhiệm và những quyền lợi gì nữa
ngoài phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”? Phải kiên quyết
chống lại thực trạng “nghị quyết một đường, thi hành một nẻo”, nhất là “Đảng phải
luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào” và
phải đi vào những khâu cụ thể, mới có thể chống được sự hư hỏng của cán bộ, đảng
viên. Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng “đảng viên thì phải dựa vào nhân dân mà xây dựng
Đảng” và để làm được điều này, phải thể chế hóa nội dung “nhân dân tham gia góp
ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” sao cho thực chất, có hiệu quả.
Nhất định phải dựa vào dân để chống tiêu cực, rèn cán
bộ, vì “ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại,
nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”. Do đó, phải thực
hiện cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có
chức, có quyền. Có kiểm soát bên trong cơ cấu quyền lực nhà nước, đặc
biệt là phân công ba thứ quyền rõ ràng, cụ thể; kiểm soát không theo vụ việc mà
phải thành chính sách. Rồi kiểm soát quyền lực bên ngoài, tức là vai trò của
báo chí, dư luận, các tổ chức xã hội, đặc biệt từ nhân dân.
“Cái lồng nhốt quyền lực” không phải chỉ thuộc về
trách nhiệm của cấp ủy cấp trên, tổ chức Đảng mà theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì
còn là vai trò của nhân dân, là “cái lồng nhân dân”. Nhân dân là những người ủy
thác quyền lực cho cán bộ, thì phải là những người có sứ mệnh, trách nhiệm, vai
trò to lớn trong việc kiểm soát quyền lực. Theo chỉ dẫn của Hồ Chí Minh, “kiểm
soát từ dưới lên, tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người
lãnh đạo là cách tốt nhất”, thì rõ ràng “cái lồng nhân dân” mới thực sự là lồng
thép đủ sức ngăn chặn, đẩy lùi mọi tiêu cực, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Những giải pháp này là hết sức cần thiết để xây dựng nền dân chủ XHCN và chống xuống cấp đạo đức cá nhân
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác
Xóa