Tổ chức Phóng viên không biên giới
(RSF) là tổ chức phi chính phủ, mang danh đại diện cho các phóng viên trên thế
giới, đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tuy nhiên về bản chất, đây là tổ chức lợi
dụng quyền tự do ngôn luận, cổ súy các giá trị phương Tây để can thiệp vào công
việc nội bộ của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong lịch sử, tổ chức này
đã từng hà hơi, tiếp sức, suy tôn các đối tượng là công dân Việt Nam có hành vi
tuyên truyền, chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam, vi phạm pháp luật nghiêm trọng
gắn mác “nhà báo” như: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Huỳnh Duy Thức, Trương Duy
Nhất, Võ Thanh Tùng, Tạ Phong Tần, Nguyễn Hữu Vinh, Lê Đình Lượng,...
Mới đây, ngày 26 tháng 5 vừa qua, tổ
chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã ra thông cáo báo chí về việc Phạm
Thành và Nguyễn Tường Thụy, hai đối tượng phản động đồng thời là hai thành viên
hàng đầu của Hội Nhà Báo Độc Lập tại Việt Nam bị cơ quan chức năng bắt hồi tuần
qua. Trong bản thông cáo, RSF “yêu cầu trả tự do ngay cho hai nhà báo độc lập vừa
nêu; đồng thời kêu gọi các đối tác thương mại với Việt Nam, trong đó có Liên
Minh Châu Âu và Hoa Kỳ, cần áp lực Hà Nội chấm dứt chiến dịch trấn áp mới này”.
Daniel Bastard, Trưởng Văn Phòng Châu Á- Thái Bình Dương của RSF tuyên bố ‘Việc
bắt giữ gần như đồng thời hai ông Phạm Chí Thành và Nguyễn Tường Thụy đưa ra một
thông điệp vô cùng đáng sợ cho những người đang cố duy trì hoạt động tranh luận
công khai tại Việt Nam”.
Thực tế, thông cáo báo chí của tổ chức
Phóng viên không biên giới là sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ Việt
Nam, nhằm sử dụng áp lực quốc tế để buộc chính quyền Việt Nam phải nhân nhượng
với các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật. Trước hết, Phạm Thành và Nguyễn
Tường Thụy thực tế không phải là nhà báo, một người thì đã về hưu, bị tước thẻ
nhà báo, một người thì chỉ là nhà văn quèn, như vậy, việc tổ chức Phóng viên
không biên giới lên tiếng ủng hộ 2 đối tượng này hoàn toàn sai về phạm vi, tôn
chỉ hoạt động của mình.
Thứ 2, việc Phạm Thành và Nguyễn Tường
Thụy bị bắt “những người đang cố duy trì hoạt động tranh luận công khai tại Việt
Nam”. Ở Việt Nam, việc tranh luận, khẳng định ý kiến của cá nhân hoàn toàn được
pháp luật bảo vệ và khuyến khích. Tuy nhiên, quyền bao giờ cũng đi liền với
nghĩa vụ, việc tự do ngôn luận phải trong giới hạn, khuôn khổ của pháp luật,
không được lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm hại lợi ích của các cá nhân, tổ
chức khác. Đối với trường hợp trên, cả 2 đối tượng đều lợi dụng quyền tự do
ngôn luận để bôi nhọ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động người dân xuống
đường biểu tình, gây rối trật tự công cộng. Điển hình như Phạm Thành, tháng
9/2019, y đã in, tán phát cuốn “Thế thiên hành đạo hay đại nghịch bất đạo” xúc
phạm uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Qua đây, chúng ta thấy rõ bản chất của
RSF là tổ chức câu móc, lôi kéo, mua chuộc các thành phần chống đối thuộc các
nước có hệ tư tưởng đối lập với hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa và cổ vũ, tài trợ,
hướng dẫn các đối tượng chống đối thực hiện hành vi chống phá Đảng Cộng sản,
Nhà nước xã hội chủ nghĩa; sau đó lên án, can thiệp, gây sức ép đối với các nước
xã hội chủ nghĩa trên vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do
báo chí. Tuy nhiên, có điều chắc chắn, Chính phủ Việt Nam hoàn toàn không cho
ai, tổ chức nào đứng trên pháp luật, lợi dụng quyền của cá nhân để gây rối trật
tự công cộng cả. Những áp lực trên sẽ không thể tác động được quyết tâm đó của
Việt Nam.
Các tổ chức phản động chuyên chống phá nước ta cần phải bị vạch mặt và lên án mạnh mẽ
Trả lờiXóaMọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóa