Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

“GIẤC MƠ MỸ” LIỆU CÓ LÀ SỰ THẬT?

Thời gian vừa qua, không phải Hồng Kong, mà là nước Mỹ - là tâm điểm sự quan tâm của dư luận thế giới. Vào ngày 25/5, video liên quan đến vụ việc chấn động đã lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội, gây ra làn sóng phẫn nộ và nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn trong thành phố. Cụ thể, video ghi lại hình ảnh một viên chức của Sở cảnh sát thành phố Minneapolis bắt giữ George Floyd, người da đen sinh sống ở vùng ngoại ô của Minneapolis. Viên cảnh sát dùng đầu gối đè lên cổ Floyd trong khi Floyd liên tục rên rỉ: “Tôi không thể thở được”. Và bức ảnh với tiêu đề "Please, I can't breathe" lan tràn trên mạng xã hội để phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ. Viên cảnh sát Derek Chauvin đã bị khởi tố với tội danh giết người cấp độ 3 và ngộ sát. Cùng lúc 3 cảnh sát khác làm cùng sở với Chauvin đã bị sa thải với cáo buộc liên quan đến cái chết của người đàn ông tên George Floyd, 46 tuổi.
Tuy nhiên việc truy tố đã không thể làm dịu cơn giận của dư luận Mỹ. Biểu tình biến thành bạo động với các hành vi đốt xe, đốt đồn cảnh sát đã xảy ra ở nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ. Hàng trăm nghìn người ở các thành phố lớn của Mỹ đã xuống đường biểu tình, Tại thành phố Minneapolis, chính quyền đã yêu cầu lực lượng Vệ binh quốc gia đến hỗ trợ cảnh sát lập lại trật tự, ngăn những hành động quá khích khi dân xuống đường biểu tình. Thị trưởng Jacob Frey đã phải ban bố lệnh giới nghiêm từ 20h tối trong khi cảnh sát xịt hơi cay, bắn đạn cao su để giải tán đám đông. Nhiều cuộc biểu tình khác phản đối cách cảnh sát hành xử gây ra cái chết của George Floyd đã diễn ra ở các thành phố Los Angeles, Denver, Houston, Atlanta, Detroit và Louisville, bang Kentucky cũng như ở trước Nhà Trắng và thành phố New York. Các video liên quan đến việc cảnh sát dùng dùi cui, lựu đạn khói, hơi cay trấn áp người biểu tình tràn lan trên mạng xã hội.
Vụ biểu tình ở Mỹ mấy ngày qua đã cho dư luận thế giới thấy rõ được những mặt tối trong xã hội nước Mỹ, rằng ở đây, mâu thuẫn xã hội luôn tồn tại và sự bất mãn xã hội tồn tại trong một bộ phận không nhỏ người dân nước Mỹ. Nước Mỹ luôn tự hào là miền đất hứa, là nơi để mọi người thuộc mọi màu da, chủng tộc tự do thực hiện Giấc mơ Mỹ (American Dream). Thế nhưng, nạn phân biệt chủng tộc vẫn là một “căn bệnh” trầm kha khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: liệu giấc mơ Mỹ về bình đẳng có thành hiện thực?. Nguyên nhân sâu xa của các vụ bạo động sắc tộc kể trên không phải chỉ vì mất an ninh, tội phạm gia tăng, mà là hệ quả của một xã hội bị rạn nứt, thậm chí chia rẽ mà chưa một chính quyền nào ở Mỹ có thể giải quyết được tận gốc rễ.
Nước Mỹ chỉ tốt đẹp với người da trắng và một bộ phận trung lưu trong xã hội. Còn với người da màu, có lẽ, đây không phải là thiên đường đối với họ.

2 nhận xét:

  1. Nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ đã có từ rất lâu rồi và bây giờ vẫn vậy, nhưng nó vẫn xảy ra mà không có báo chí nào của Mỹ dám lên án mạnh mẽ

    Trả lờiXóa