Đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận giỏi, có trình độ
cao là cốt “vật chất” và là yêu cầu cơ bản trong xây dựng lý luận sắc bén để đấu
tranh, phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay. Nhìn
chung, hiện nay chúng ta đã có được đội ngũ cán bộ lý luận có bản lĩnh chính trị
vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, được đào tạo về chuyên môn, tâm
huyết với nghề nghiệp. Tuy nhiên, có một thực tế là: đội ngũ cán bộ lý luận còn
nhiều hạn chế, bất cập, hẫng hụt, số cán bộ trẻ chưa thay thế được cán bộ nhiều
tuổi; số cán bộ có học vị thạc sĩ, tiến sĩ, học hàm phó giáo sư, giáo sư tăng
lên, nhưng chất lượng khoa học chưa tăng nhiều, trình độ lý luận chưa thể nói
là đã cao. Không ít cán bộ lý luận có học hàm, học vị, nhưng chưa tương xứng với
học hàm, học vị đó, rất khó khăn khi viết một bài đấu tranh lý luận.
Trong khi đó, sự hiểu biết về lý luận của nhiều cán bộ,
đảng viên, của không ít cán bộ nghiên cứu lý luận còn hạn chế; nhiều ấn phẩm,
công trình của các nhà nghiên cứu khoa học, của giới lý luận không rõ cái
mới, thiếu những điểm nhấn thể hiện tính sáng tạo, còn nặng về “tổ hợp”
những vấn đề lý luận đã được nói nhiều, thiếu thực tiễn nên sức thuyết
phục và giá trị chưa cao. Việc bố trí đội ngũ cán bộ lý luận còn nhiều bất cập,
số giảng viên lý luận chính trị có học hàm, học vị tập trung chủ yếu ở các học
viện, viện nghiên cứu, các trường đại học lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh. Ở một số trường, đội ngũ giảng viên lý luận chính trị mỏng và hạn chế về
trình độ lý luận; việc bổ sung lực lượng rất khó khăn.
Thực tế cho thấy, chỉ khi có được đội ngũ cán bộ
lý luận vững mạnh cả về phẩm chất chính trị, cả về trình độ lý luận, thực sự xứng
tầm thì công tác nghiên cứu lý luận và đấu tranh, phản bác có hiệu quả các
quan điểm sai trái, thù địch mới có sự “đột phá” mạnh mẽ. Vấn đề cấp thiết là
phải chú trọng xây dựng, bồi dưỡng những cán bộ nghiên cứu lý luận giỏi, có
trình độ cao; nâng cao tinh thần trách nhiệm và tạo điều kiện để đội ngũ này tự
học, tự bồi dưỡng lý luận, gắn nghiên cứu lý luận với thực tiễn, để có thể tạo
ra được đội ngũ cán bộ lý luận xứng tầm.
Đảng ta xác định: “Đầu tư thích đáng cho việc xây dựng,
phát triển đội ngũ cán bộ lý luận, nhất là những chuyên gia đầu ngành”.
Theo đó, mỗi cơ quan khoa học, cơ sở nghiên cứu cần chủ
động hơn trong việc xây dựng, bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu lý luận; khắc phục
tình trạng thụ động, ngồi chờ theo kiểu “ăn sẵn”, thiếu sự đầu tư thỏa đáng. Bồi
dưỡng toàn diện, đặc biệt chú ý bồi dưỡng cho cán bộ lý luận trình độ, khả năng
nắm chắc “ta” và “địch”; phải nắm chắc các quan điểm sai trái, thù địch - đối
tượng đấu tranh trực tiếp. Trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch, mỗi bài viết cần có nội dung đấu tranh cụ thể, dùng đủ lý
luận, luận cứ và đúng bút pháp đấu tranh để “đánh đúng” và “đánh
trúng” vấn đề; để phản bác, phê phán một cách có hiệu quả,
làm suy giảm và mất hiệu lực, làm giảm ảnh hưởng và tác động xấu
của quan điểm sai trái, thù địch.
Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận phương
pháp khoa học trong nghiên cứu lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, phương
pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; khắc phục tình trạng
xa rời thực tiễn. Tăng cường đưa các nhà khoa học, lý luận ra nước ngoài học tập,
bồi dưỡng, tham gia các hội thảo quốc tế, trao đổi chuyên gia, học thuật, tiếp
cận thông tin, hợp tác nghiên cứu với các cơ quan khoa học nước ngoài; trong
đó, cần chuẩn bị tốt về nhận thức chính trị, chuyên môn, phong cách, ngoại ngữ
cho cán bộ lý luận trong hợp tác quốc tế về lý luận.
Phải thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác
Xóa