Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

CHIÊU TRÒ MỚI CỦA TRUNG QUỐC NHẰM ĐỊNH NGHĨA LẠI VÙNG BIỂN LIÊN QUAN ĐẾN HOÀNG SA

Một số nhà phân tích còn thẳng thắn chỉ rõ rằng, đây là bước phát triển mới của quyết định trái pháp luật và đầy tranh cãi của Trung Quốc hồi tháng 4 về việc thành lập hai quận đảo riêng rẽ quản lý Hoàng Sa và Trường Sa  thuộc chủ quyền của Việt Nam. 
Trong bài phân tích hồi tháng 5, cơ quan Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington từng cảnh báo, quyết định này của Trung Quốc sẽ cho phép Bắc Kinh cải thiện việc quản lý hành chính và thúc đẩy các chính sách mới của nước này về Biển Đông. 
Vì thế, để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, cộng đồng quốc tế cần cực lực lên án, chỉ trích và bày tỏ lập trường cứng rắn hơn nữa với Bắc Kinh.
Theo tin từ tờ The Drive, Trung Quốc đang không ngần ngại thực hiện bất cứ biện pháp gì liên quan đến vấn đề Biển Đông. Vì thế, chỉ một ngày sau khi thực thi phiên bản sửa đổi quy định hàng hải, Bắc Kinh đã cho phép các máy báy chiến đấu Su-30MKK Flanker lượn đi lượn lại trên bầu trời Biển Đông. 
Chưa hết, một cuộc tập trận mô phỏng quá trình cất, hạ cánh vào ban đêm, những cuộc tấn công tầm xa và tấn công các mục tiêu trên biển... cũng nhanh chóng được thực hiện như lý giải của phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc là để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu. 
Báo chí Trung Quốc góp phần tuyên truyền rộng rãi bằng cách liên tục cho đăng tải những hình ảnh với lời giới thiệu về sức mạnh của Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc - một cách trả đũa khôn khéo sau loạt cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông của Mỹ và các đồng minh, bao gồm cả Australia. 
Thêm vào đó, hành động trên thực địa của Trung Quốc, như một nhà bình luận nhận xét, là cách để Bắc Kinh "dằn mặt" các quốc gia khác, đặc biệt là Canberra vì cuộc đấu khẩu trên Twitter giữa hai Đại sứ Australia và Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như tuyên bố của Australia về việc không công nhận bất kỳ một yêu sách lãnh thổ, lãnh hải nào của Trung Quốc trên Biển Đông. 
Gần đây, Australia đã tiếp nối hoạt động của các quốc gia khác khi đệ trình một Công hàm ngoại giao lên Liên hợp quốc (LHQ), nói rằng các tuyên bố này là "không có cơ sở pháp lý".

2 nhận xét:

  1. Trung Quốc không thể tác oai, tác quái trên biển đông được

    Trả lờiXóa
  2. Trung Quốc luôn ấp ủ âm mưu độc chiếm biển đông và từng bước đang thực hiện âm mưu đó; điều đó đã bị Việt Nam và các nước lên án mạnh mẽ

    Trả lờiXóa