Một là, tiếp tục
quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng - an ninh khu vực biên giới, nhất là Nghị quyết số
33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc
gia, Nghị quyết số 88-2019-QH14 của Quốc hội khóa XIV phê duyệt Đề án tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2030. Kết hợp chặt chẽ chính sách phát triển kinh tế - xã hội gắn với giữ
vững quốc phòng - an ninh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc,
không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo môi trường
thuận lợi, ổn định dân cư lâu dài ở khu vực biên giới. Đây là nhân tố có tính
chất quyết định trong việc xây dựng “thế trận lòng dân”, là mục tiêu của cách mạng,
là động lực thúc đẩy sức mạnh của toàn dân.
Hai là, tăng cường
giáo dục nâng cao nhận thức về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh cho toàn dân,
trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tổ chức đoàn thể và nhân dân các
dân tộc trên địa bàn biên giới. Làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người dân
không chỉ nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, mà còn hiểu rõ, hiểu đúng tình hình thực tế, bản chất của các vấn đề
nhạy cảm, phức tạp đang diễn ra, những thách thức về an ninh phi truyền thống
khu vực biên giới, vạch rõ các quan điểm sai trái, luận điệu phản động, âm mưu,
thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch nhằm tạo nên sự đồng thuận “ý Đảng,
lòng dân”. Trên cơ sở đó, mỗi người dân nhận thức đúng quyền lợi, nghĩa vụ và
trách nhiệm đối với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh ở địa phương, nâng cao cảnh
giác cách mạng, tỉnh táo trước các thủ đoạn chống phá của kẻ xấu, tự giác tham
gia cùng các cấp, các ngành, các lực lượng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ
biên giới quốc gia.
Ba là, tiếp tục đẩy
mạnh công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đẩy lùi tình trạng suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kiên quyết đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí. Để xây dựng “thế trận lòng dân” ở khu vực biên giới thì
trước hết phải xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nhất là hệ thống
chính trị ở cơ sở thật sự trong sạch, vững mạnh. Các cấp ủy đảng, chính quyền,
đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên cần tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với
Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về trách nhiệm
nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Thực hiện tốt quy chế
dân chủ ở cơ sở, tăng cường đối thoại, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng
mắc của người dân với tinh thần “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc
gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Chú ý đẩy mạnh phong trào thi đua nhằm
phát hiện, khen thưởng các điển hình tiên tiến về xây dựng “thế trận lòng dân”
và nhân rộng trong toàn xã hội. Thực tiễn đất nước qua gần 35 năm đổi mới,
đặc biệt là những kết quả quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng; phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua là minh chứng rõ nhất để không ngừng
củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Bốn là, đổi mới
toàn diện, đồng bộ các mặt công tác biên phòng, thường xuyên và chủ động nắm chắc
tình hình, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; đấu
tranh khôn khéo, kiên quyết và có hiệu quả đối với tội phạm và các đối tượng vi
phạm pháp luật, giữ vững ổn định chính trị, giữ gìn an ninh khu vực biên giới.
Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác vận động quần chúng nhằm tăng cường
đoàn kết quân dân ở khu vực biên giới trong tình hình mới. Bộ đội Biên phòng phải
ra sức phấn đấu làm tròn vai trò nòng cốt trong xây dựng nền Biên phòng toàn
dân; đồng thời có nhiều hình thức, phương pháp tiến hành công tác xây dựng khối
đoàn kết quân dân; tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh
tế - xã hội ở khu vực biên giới, nhất là việc tuyên truyền, vận động, giáo dục
hướng dẫn và giúp đỡ nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải thực hiện
tốt phương châm: thận trọng, kiên nhẫn, kiên quyết, hiểu phong tục tập quán,
tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội của địa phương để nghe được dân nói, nói cho dân
hiểu. Coi trọng “lời nói đi đôi với việc làm”, “làm trước, nói sau”, làm đến
đâu, chắc đến đó, lấy hiệu quả công tác làm tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm
vụ của bộ đội trên từng cương vị được giao. Đồng thời bộ đội phải luôn có thái
độ và ý thức chấp hành nghiêm túc 12 điều kỷ luật trong quan hệ quân dân; rèn
luyện ý thức tự giác, tính độc lập tự chủ, nhất là trong điều kiện công tác xa
đơn vị; tôn trọng, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân; xây dựng đạo đức, lối
sống giản dị, khiêm tốn, tâm huyết, trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc tạo
nên tình đoàn kết quân dân bền chặt, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an
ninh biên giới quốc gia.
Những giải pháp này rất hay
Trả lờiXóaPhải tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh cho toàn dân
Trả lờiXóa