Mới đây, trên
trang Đài Châu Á tự do (RFA) đã đăng tải bài viết “Biện pháp cách ly “vô tội vạ”
ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân”. Trong đó bài viết đề cập đến việc một số
hộ gia đình bị cách ly nhầm, cho rằng chính quyền đang cách ly theo kiểu “thà bắt
nhầm còn hơn bỏ sót”, từ đó, nhằm tạo cái nhìn sai lệch về chính sách cách ly
mà Việt Nam đang áp dụng.
Thực tế, cách
ly là một biện pháp không phải Việt Nam mà nhiều nước như Trung Quốc, Nga,
Singapore,… đang thực hiện để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Mục đích của việc
cách ly xã hội là tạo ra khoảng cách an toàn trong cộng đồng, hạn chế lây nhiễm
chéo và khống chế sự lây lan của virus Corona bằng cách giảm tần suất tiếp xúc
nơi công cộng, tiếp xúc gần với nhiều người...từ đó, giúp giảm số ca nhiễm mới.
Không có điều kiện để tiến hành ngay việc xét nghiệm hàng loạt như ở Hàn Quốc
hay Singapore, Việt Nam đã tập trung vào việc cách ly toàn bộ những người nhiễm
bệnh và tìm kiếm tất cả những người đã tiếp xúc. Tất cả những người trở về từ
các nơi có dịch đều phải trải qua thời gian cách ly bắt buộc trong 14 ngày và
không có trường hợp ngoại lệ. Việc thực hiện cách ly của Việt Nam được cộng đồng
quốc tế và tổ chức WTO ghi nhận là một trong các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn
sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.
Trong bài viết
"Cuộc tấn công mùa Xuân chống dịch Covid-19 thành công của Việt Nam"
đăng trên tờ Le Monde ngày 20-4, nhà báo Bruno Philip theo dõi khu vực Đông -
Nam Á, mở đầu với nhận định, Việt Nam đã có thể ngăn chặn được dịch bệnh nhờ có
các biện pháp phát hiện, giám sát, cách ly tất cả những trường hợp mắc
Covid-19. Nhà báo Bruno Philip cho rằng, "trường hợp ngoại lệ Việt
Nam" không có gì bí ẩn. Đó là kết quả của một chính sách hiệu quả trong việc
xác định và giám sát triệt để những người và nhóm có nguy cơ mắc bệnh. Với những
kết quả tích cực trong cuộc chiến chống dịch bệnh, tuần trước, Phó Thủ tướng Vũ
Đức Đam đã khẳng định rằng, virus corona chủng mới đã "trong tầm kiểm
soát”.
Nếu chúng ta
không thực hiện cách ly một cách nghiêm túc, thử hỏi, hậu quả sẽ như thế nào.
Đó là sự lây lan của dịch bệnh, hệ thống y tế không đáp ứng được, đưa đến sự “vỡ
trận” mất kiểm soát mà nhiều nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp đang gặp phải. Điển
hình như ở nước Mỹ, tính đến ngày hôm nay, nước Mỹ có 172.000 người thiệt mạng
do Covid-19. Con số này cao hơn số lượng lính Mỹ chết trong chiến tranh thế giới
lần thứ 1 (116.516 người); bằng ½ chiến tranh thế giới thứ 2 (320.000 người) và
gấp 3 lần trong số lính Mỹ tử trận trong chiến tranh Việt Nam (57.000). Chưa kể,
nước Mỹ hiện có 34 triệu người thất nghiệp, trung bình, cứ 5 lao động Mỹ thì có
1 người thất nghiệp. Nói thế để thấy, mức độ tàn phá của dịch bệnh Covid kinh
khủng như thế nào, dù nước Mỹ là cường quốc kinh tế, y tế hàng đầu thế giới và
tất nhiên, hơn Việt Nam rất nhiều lần.
Rõ ràng,
không có sự cách ly tràn lan, mà đây biện pháp hết sức cần thiết để chúng ta
ngăn chặn dịch bệnh, một kinh nghiệm mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời
“khoanh vùng, dập dịch”. 14 ngày, 21 ngày là một thời gian không phải ngắn, nhiều
người sẽ bị giảm thu nhập, thậm chí mất việc làm nhưng nếu so với tính mạng con
người thì nó là hợp lý để mỗi cá nhân phải chấp nhận mà hi sinh để cứu mình và
cứu người khác.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóaChúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ và vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng
Trả lờiXóa