Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM LUÔN BÁM SÁT ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Việc phát triển nền KTTT tại Việt Nam phải mang định hướng XHCN để xây dựng CNXH, chứ đây không phải là một nền KTTT theo kiểu tư bản, để xây dựng chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong nền KTTT mà chúng ta đang xây dựng, thì “định hướng xã hội chủ nghĩa” của nền kinh tế được nhất quán xác lập và tăng cường thông qua sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, lấy con người làm trung tâm, vì mọi người và do con người; phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nền kinh tế của Việt Nam đã khắc phục được rất nhiều hạn chế của KTTT tự do. Kết quả phòng, chống dịch Covid-19 đã cho thấy rõ hiệu quả định hướng, điều hành của Nhà nước ta trong nền kinh tế-xã hội so với nhiều quốc gia khác.
Nền KTTT định hướng XHCN của Việt Nam là một nền kinh tế thượng tôn pháp luật. Những doanh nhân làm ăn đúng pháp luật, có nhiều người rất thành đạt như đã nêu ở trên. Nhưng những doanh nhân vi phạm pháp luật như Phạm Nhật Vũ (cựu Chủ tịch HĐQT AVG), Trầm Bê (cựu Phó chủ tịch HĐQT Sacombank)... những "đại ca" xã hội đen núp bóng doanh nhân như Đường "Nhuệ" ở Thái Bình đều bị xử lý nghiêm. Định hướng XHCN sẽ phải luôn bài trừ những biểu hiện sai phạm pháp luật và xã hội đen trong nền KTTT.
Hiện nay, nước ta không chỉ quan tâm đến tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn rất coi trọng chất lượng tăng trưởng, tăng trưởng theo chiều sâu, tăng trưởng bền vững. Động lực tăng trưởng kinh tế dần chuyển từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản thô sang các lĩnh vực kinh tế chất xám. Việt Nam đang đẩy mạnh theo hướng chọn lọc kỹ càng, chỉ đồng ý với những nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, quan tâm tới người lao động, còn doanh nghiệp có công nghệ lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sẽ dần bị thải loại. Đó chính là tính chất của một nền KTTT định hướng XHCN, hướng tới tính bền vững, chứ không vì lợi nhuận trước mắt.
Hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị. Chúng ta đang xây dựng một nền KTTT tiếp thu tinh hoa của nhân loại, nhưng mang đậm bản sắc chính trị, văn hóa của Việt Nam, phù hợp với Việt Nam. Do vậy, không lạ lẫm khi nền KTTT mà chúng ta đang xây dựng không hoàn toàn giống nền KTTT của bất kỳ nước nào. Nền kinh tế của chúng ta vẫn còn những mặt hạn chế cần sớm khắc phục. Tuy nhiên, với những thành tựu đã đạt được và những triển vọng đang mở ra, có thể khẳng định việc Việt Nam xây dựng nền KTTT định hướng XHCN là hoàn toàn đúng đắn trên con đường đi lên CNXH.

2 nhận xét:

  1. Nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

    Trả lờiXóa
  2. Việc phát triển nền KTTT tại Việt Nam phải mang định hướng XHCN để xây dựng CNXH, chứ đây không phải là một nền KTTT theo kiểu tư bản

    Trả lờiXóa