Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA BÁC BỎ HOÀN TOÀN CÁC QUAN ĐIỂM XUYÊN TẠC

Thời gian qua, một số người bất đồng về chính kiến đã có quan điểm không đúng và cho rằng: “đã có pháp quyền, tại sao phải xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, hay “trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì Đảng, nhà nước, cán bộ, công chức của Đảng, nhà nước đứng ngoài pháp luật”… Mục đích của các quan điểm này nhằm phủ nhận các giá trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, ca ngợi nhà nước pháp quyền của các nước phương Tây. Trước những luận điệu đó, chúng ta cần nhận thức đúng đắn vấn đề này ở một số nội dung sau:
Một là, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được xuất phát từ nhu cầu phát huy bản chất xã hội chủ nghĩa là tất cả vì con người, duy trì và phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhân dân là người làm chủ của đất nước, pháp luật được xây dựng trên cơ sở ý chí và nguyện vọng của nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của mọi người dân; mọi người dân và các cơ quan nhà nước đều phải tuân thủ nghiêm pháp luật. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành của tất cả các khâu trong hệ thống chính trị: đấu tranh chống quan liêu, tham những, tiêu cực, lãng phí, làm sạch bộ máy Đảng và Nhà nước. Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cải cách kinh tế – xã hội, xây dựng nền kinh tế phát triển, tuân thủ các quy luật kinh tế khách quan, các quy luật của thị trường, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vì, kinh tế thị trường mà ở đó pháp luật không bảo vệ người làm kinh tế hay pháp luật không công bằng thì không thể phát triển được. Hơn nữa, nhu cầu hội nhập quốc tế đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách Nhà nước, cải cách pháp luật, đảm bảo cho Nhà nước không ngừng vững mạnh, có hiệu lực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế. Chỉ có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới thật sự tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do của con người, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên thực tế.
Hai là, mỗi quốc gia, dân tộc có đặc điểm lịch sử, điều kiện kinh tế, xã hội, thể chế chính trị khác nhau thì có nhà nước pháp quyền khác nhau. Nhà nước pháp quyền bao giờ cũng mang tính giai cấp và tính đặc thù của mỗi nhà nước, mỗi dân tộc. Do đó, phương thức tổ chức xây dựng và vận hành của nhà nước pháp quyền bao giờ cũng biểu hiện bản chất của một chế độ chính trị nhất định và gắn với những hệ thống quan điểm, mục đích nhiệm vụ của từng thời kỳ phát triển và điều kiện cụ thể của mỗi nước. Không có mô hình, tiêu chí về nhà nước pháp quyền thống nhất cho tất cả các nước khác nhau.
Như vậy, Nhà nước pháp quyền ngoài các giá trị phổ biến còn bao hàm các giá trị đặc thù của mỗi một quốc gia, dân tộc. Mỗi một quốc gia, dân tộc, tuỳ thuộc vào các đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế – xã hội và trình độ phát triển mà xây dựng cho mình một mô hình nhà nước pháp quyền thích hợp, không thể có một nhà nước pháp quyền chung chung áp dụng cho mọi quốc gia, dân tộc. Do vậy, các quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng là điều bình thường, không có gì là trái với quy luật khách quan cả.
Ba là, trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các đảng phái, tổ chức, tôn giáo, công dân phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước pháp quyền là nhà nước được xem xét dưới góc độ pháp luật, trong đó tính tối cao của pháp luật được tôn trọng, các tư tưởng và hành vi chính trị, tôn giáo… của bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào cũng được giới hạn bởi khuôn khổ pháp luật và chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Đảng Cộng sản là người lãnh đạo toàn diện, mọi mặt xã hội, lãnh đạo cả hệ thống chính trị, nhưng Đảng Cộng sản cũng là một thành viên trong hệ thống chính trị, mọi hoạt động của Đảng, cũng như hoạt động của mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của Đảng và nhà nước đều phải tuân thủ nghiêm Hiến pháp và pháp luật. Không có một tổ chức, hoặc cá nhân nào có thể đứng trên, hay đứng ngoài pháp luật được.

2 nhận xét:

  1. Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa
  2. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.

    Trả lờiXóa