Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

NGUY CƠ TRẬN CHIẾN PHÁP LÝ MỚI Ở BIỂN ĐÔNG

Đánh giá về những diễn biến hiện nay trên Biển Đông, TS Gerhar Will thuộc Viện Khoa học và Chính trị Đức (SWP) cho rằng, sau Tuyên bố chung của ASEAN về vấn đề Biển Đông hồi tháng 7, "Trung Quốc đang cư xử theo kiểu nước lớn và sử dụng quyền lực chính trị một cách liều lĩnh nhằm đạt được vị trí thống trị tại khu vực và trên toàn thế giới". 
Thực tế là có vài quốc gia đã lo sợ khi bị Trung Quốc dọa nạt và chủ trương hòa hiếu và im lặng trước cách hành xử phi pháp của Trung Quốc. "Nhưng họ càng nhún thì Trung Quốc càng lấn lướt và hành động quá mức này đã phản tác dụng, khiến Trung Quốc bị cô lập và giảm sút uy tín. 
Các lý lẽ mà nước này đưa ra trong vấn đề Biển Đông, nhất là yêu sách "đường lưỡi bò" và "Tứ sa" ngày càng bị phản bác nhiều hơn và lộ rõ nhưng sơ hở về việc thiếu tính pháp lý", bài báo trên hãng CNN có đoạn viết.
Thêm vào đó, như nhận định của TS Gerhard Will, việc hàng loạt quốc gia từ Malaysia đến Philippines, Việt Nam, Indonesia, Mỹ, Australia... đệ trình Công hàm ngoại giao lên LHQ về vấn đề Biển Đông cho thấy, quan hệ ngoại giao kiểu mà Trung Quốc mong muốn không còn phù hợp với tình hình hiện tại. 
Đặc biệt, sự cứng rắn của Mỹ, nhất là sau tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo và cả Phó Ngoại trưởng chuyên trách Đông Á về việc Washington có thể ứng phó bằng các biện pháp cấm vận đối với những quan chức và doanh nghiệp Trung Quốc dính líu đến hành động cưỡng ép ở Biển Đông, Bắc Kinh cần phải tính kỹ hơn về những cách thức "tháo các quả bom tức giận" này. 
Được biết, hồi giữa tháng 7, Ngoại trưởng Mike Pompeo khẳng định, các yêu sách của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi tại hầu hết Biển Đông cũng như chiến dịch bắt nạt của nước này để kiểm soát các nguồn tài nguyên đó là hoàn toàn phi pháp. 
Ông Mike Pompeo còn cảnh báo những lợi ích chung ở Biển Đông đang “gặp phải sự sự đe dọa chưa từng thấy” từ Trung Quốc và thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh ứng xử Biển Đông như đế chế hàng hải của riêng mình. 
"Chúng tôi ủng hộ cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ tự do trên biển và tôn trọng chủ quyền, và bác bỏ bất cứ đòi hỏi nào nhằm áp đặt “chân lý thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông hoặc ở khu vực rộng lớn hơn”, Ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh.

2 nhận xét:

  1. Trung Quốc không thể tự vạch ra đường lưỡi bò phi pháp được

    Trả lờiXóa
  2. Như vậy cả thế giới đều lên án âm mưu độc chiếm biển đông của Trung Quốc

    Trả lờiXóa