Theo tin từ tờ South China Morning Post, những thuật
ngữ mới mà Trung Quốc dùng trong phiên bản sửa đổi quy định hàng hải có từ năm
1974 là "gần bờ" thay vì "xa bờ" (tiếng Anh là
"coastal" thay vì "offshore").
Bản sửa đổi mang tên chính thức là “Các quy tắc kỹ thuật
để kiểm tra tàu biển trong các tuyến nội địa”. Từ "nội địa" được dùng
ở đây cũng gây nhiều chú ý bởi khu vực hàng hải này được Trung Quốc tự đặt ra từ
năm 1974 với gọi là “Khu vực hàng hải Hải Nam - Tây Sa” (tên Trung Quốc gọi
quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Phạm vi giới hạn vùng biển của khu vực này từ 2 điểm
trên đảo Hải Nam đến 3 điểm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Theo giới quan sát, ý đồ của
Trung Quốc là dùng luật của nước mình để áp đặt lên các vùng biển ở Biển Đông,
bất chấp luật pháp quốc tế.
Động thái này phản ánh ý đồ "biến vùng không thể
tranh chấp (như quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) thành vùng có tranh chấp"
rồi “đưa càng nhiều vùng tranh chấp càng tốt vào trong quyền kiểm soát” của
Trung Quốc.
Thực chất là Trung Quốc muốn tạo cơ sở pháp lý để tăng
cường quản lý vùng nước thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và vùng nước nằm
giữa quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam theo "quy chế quản lý vùng ven biển".
Từ đó, Bắc Kinh sẽ củng cố yêu sách Tứ Sa bằng cách nội luật hóa.
Động thái của Trung Quốc không đơn thuần là nhằm đẩy mạnh
giao thông liên lạc và du lịch giữa Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam,
mà còn mang ý nghĩa rộng hơn là kể từ nay, tàu biển Trung Quốc có thể thoải mái
đi đến Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam vì vùng biển đó chỉ là vùng “ven bờ”.
Đây chính là thủ đoạn để gia tăng quyền khống chế Biển
Đông", hãng RFI bình luận. Trong khi đó, Zhang Jie, một chuyên gia về Biển
Đông thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cũng thừa nhận, động thái này được
thiết kế để tăng cường quản lý Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bằng luật pháp
trong nước của Trung Quốc.
Đồng quan điểm này, TS Swee Lean Collin Koh, chuyên
gia quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore), nhận định,
hành động này không gây bất ngờ, đặc biệt sau khi Bắc Kinh thông báo lập quận
hành chính đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Nhưng nó cho thấy sự bất
chấp tất cả của Bắc Kinh để phục vụ cho mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
Trung Quốc có âm mưu độc chiếm biển đông và từng bước đang thực hiện điều đó
Trả lờiXóaMối đe dọa an ninh trên Biển đông là rất hiện hữu, các nước cần đấu tranh mạnh mẽ chống lại các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển đông
Trả lờiXóa