Loại mô hình KTTT này đang được thực thi chỉ
ở hai nước (Việt Nam-KTTT định hướng XHCN; Trung Quốc - KTTT XHCN) với
thời gian khoảng 30-40 năm. Tuy vậy, các kết quả thực tế đã chứng tỏ đây là mô
hình có sức sống mạnh mẽ và có triển vọng lịch sử to lớn. Sự ra đời của mô hình
này gắn liền với sự sụp đổ của mô hình kinh tế tập trung bao cấp, vốn phủ nhận
vai trò của KTTT trong quá trình phát triển ở các nước nghèo, lạc hậu
tiến lên CNXH. Mô hình này đã chứng minh được tính hiệu quả, đồng thời, khẳng định
tính tất yếu và phổ biến của KTTT với tư cách là một giai đoạn bắt buộc
trong lịch sử phát triển của mọi nền kinh tế. Mô hình KTTT định hướng
XHCN vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, định hình cấu trúc và bản chất. Bản
thân mô hình xây dựng KTTT của hai nước XHCN là Việt Nam và Trung Quốc
cũng khác nhau.
Tại Trung Quốc, khung thể chế cơ bản của nền KTTT XHCN,
bao gồm các yếu tố là: Nền KTTT XHCN mang tính đa dạng sở hữu, với
các đặc trưng: 1) Chế độ kinh tế cơ bản lấy chế độ công hữu làm chủ thể và nhiều
chế độ sở hữu khác cùng phát triển; 2) Hình thức cơ bản của chế độ công hữu là
chế độ cổ phần. Người lao động tự chủ lựa chọn việc làm, thị trường điều tiết
việc làm và chính phủ thúc đẩy việc làm. Nhà nước kiểm soát vĩ mô, chức năng quản
lý kinh tế của chính phủ chủ yếu là phục vụ chủ thể thị trường và sáng tạo môi
trường phát triển tốt đẹp. Phải dựa vào pháp luật để bảo vệ các quyền sở hữu
tài sản, kiện toàn quy tắc giao dịch và chế độ giám sát quyền sở hữu tài sản. Đảng
Cộng sản Trung Quốc xác định muốn phát triển KTTT thì phải có kinh tế
tư nhân, có chế độ sở hữu tư nhân. Nhưng để có nền kinh tế XHCN thì phải có
kinh tế nhà nước và chế độ công hữu. Vì vậy, muốn có nền KTTT XHCN
thì chế độ kinh tế cơ bản phải bao gồm chế độ công hữu và chế độ tư hữu (hay rộng
hơn, kinh tế phi công hữu).
Trong quá trình tiến hóa về mô hình của KTTT trên thế
giới, các mô hình xuất hiện sau đều phản ánh một xu hướng chung trong sự phát
triển của KTTT. Đó là, ngày càng nhấn mạnh các mục tiêu xã hội-con người; thừa
nhận vai trò định hướng, tổ chức và điều tiết phát triển của nhà nước khi tính
tự giác của xã hội chưa cao.
Đảng ta luôn trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đó là đường lối lãnh đạo đúng đắn; do đó đã đưa đất nước phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay
Trả lờiXóaTrong quá trình tiến hóa về mô hình của KTTT trên thế giới, các mô hình xuất hiện sau đều phản ánh một xu hướng chung trong sự phát triển của KTTT. Đó là, ngày càng nhấn mạnh các mục tiêu xã hội-con người; thừa nhận vai trò định hướng, tổ chức và điều tiết phát triển của nhà nước khi tính tự giác của xã hội chưa cao.
Trả lờiXóa