Trước hết, chúng ta cần tiếp tục thực hiện tốt
công tác giáo dục về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cơ sở để
xây dựng cho cán bộ, đảng viên có lập trường, quan điểm chính trị vững vàng,
tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Theo đó, trong công tác
giáo dục, đào tạo, cần đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy lý luận chính trị
trong các học viện, nhà trường, cơ sở đào tạo; đồng thời, duy trì nghiêm túc chế
độ học tập, bồi dưỡng chính trị tại chức ở các cơ quan, đơn vị. Mặt khác, mỗi
cán bộ, đảng viên phải tự giác, tích cực học tập, nâng cao nhận thức về
chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ động, tự giác rèn luyện bản
lĩnh chính trị, tránh biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Hằng năm,
cấp ủy đảng các cấp có kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận
chính trị cho cán bộ, đảng viên gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến
thức mới phù hợp từng đối tượng, từng cấp, ngành, địa phương. Thực hiện có hiệu
quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Thực tiễn cho thấy, vấn đề đặc biệt quan trọng cần triển
khai thực hiện nghiêm túc, đó là đẩy mạnh đổi mới công tác cán bộ theo
hướng công khai, minh bạch, nhất là trong công tác tạo nguồn, quy hoạch cán bộ,
tạo ra môi trường thuận lợi để cán bộ, đảng viên phấn đấu, rèn luyện nâng cao bản
lĩnh chính trị. Cấp ủy các cấp phải phát hiện, bồi dưỡng cán bộ có bản lĩnh
chính trị vững vàng, đủ đức, đủ tài để bố trí sử dụng, bảo đảm “đúng người,
đúng việc”. Đồng thời, thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ, tạo điều
kiện để cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được
rèn luyện trong thực tiễn. Qua đó, giúp họ bổ sung kiến thức và kinh nghiệm thực
tiễn, từng bước nâng cao bản lĩnh chính trị, đủ năng lực xử lý và đương đầu với
mọi khó khăn, gian khổ, thách thức. Cần có cơ chế, tiêu chí trong phát hiện,
đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ có năng lực nổi trội và phẩm chất đạo đức tốt,
bản lĩnh chính trị vững vàng để “quy hoạch đặc biệt” phát triển vào vị trí
lãnh đạo, quản lý chủ chốt.
Hiện nay, đại hội Đảng các cấp đã và đang diễn ra. Một
nhiệm vụ trọng tâm của đại hội là lựa chọn những người có đủ phẩm
chất, năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng tham gia cấp ủy
khóa mới – Đó cũng là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng và hệ
thống chính trị. Muốn vậy, phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ,
công khai, khách quan; mỗi đảng viên phải nêu cao trách nhiệm chính trị,
sáng suốt lựa chọn những cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có
phẩm chất, năng lực tốt bầu vào cấp ủy. Dứt khoát không đưa vào cơ quan lãnh đạo
những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người có biểu
hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, hoặc sa sút về phẩm chất, đạo đức, tham
nhũng, tham vọng quyền lực, chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, gia trưởng,
gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng.
Thực tiễn các vụ việc cán bộ cấp cao của Đảng “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” cho thấy, một phần trách nhiệm là do cấp ủy
và cơ quan chức năng đã buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát, không
ngăn chặn kịp thời những sai phạm nhỏ, dẫn đến tái phạm, các sai
phạm sau lớn hơn sai phạm trước và kết quả là “mất cán bộ”. Cơ quan chức
năng thường “nể” cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của mình, né kiểm tra,
giám sát, thậm chí biết sai mà không ngăn chặn. Vì thế, thời gian tới,
các cấp cần quán triệt và thực hiện tốt Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019 của
Bộ Chính trị “Về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy
chức, chạy quyền”; chống các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”. Có cơ chế để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân tham gia giám
sát, phát hiện những người “Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện
giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được
nguồn gốc,...”. Gắn kiểm tra, giám sát với thi hành kỷ luật; kiên quyết xử lý
nghiêm những cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị không vững vàng, suy
thoái về đạo đức, lối sống.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính
trị vững vàng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đến
sự tồn vong của Đảng và chế độ. Với trách nhiệm chính trị của người cộng sản, mỗi
cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp phải
tự giác tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, làm cơ sở
chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Người có chức vụ càng cao thì bản lĩnh
chính trị càng phải vững vàng, gương mẫu, đó là yêu cầu, tiêu chí đặc biệt quan
trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt hiện nay.
Để ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, với tinh thần quyết liệt, kịp thời, đem lại kết quả cụ thể.
Trả lờiXóaChúng ta cần phải kiên quyết đấu tranh và xử lý kỷ luật nghiêm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
Trả lờiXóa