Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

ĐẤU TRANH PHI VŨ TRANG TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ ĐỂ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, nâng cao tiềm lực, sức mạnh quốc gia có ý nghĩa quyết định đến sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, đối tượng, đối tác đan xen như hiện nay, cần linh hoạt, uyển chuyển trong xác định đối tác trong lĩnh vực kinh tế. Tập trung bảo vệ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, không để lệ thuộc kinh tế vào nước ngoài. Theo đó, cùng với giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; tập trung đổi mới đồng bộ thể chế kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước,... cần quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư của các thành phần kinh tế, nhất là các dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài, trên lĩnh vực, địa bàn nhạy cảm. Chủ động kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh ngay từ trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án kinh tế, văn hóa, xã hội, chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh; thực hiện phát triển bền vững, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, khắc phục triệt để tư tưởng tuyệt đối hóa lợi ích kinh tế, phát triển kinh tế bằng mọi giá và những thiếu sót, sơ hở trong kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời gian qua. Mặt khác, chủ động nắm, dự báo đúng tình hình, có biện pháp phòng ngừa không để mất an ninh tài chính, tín dụng, ngân hàng, năng lượng, lương thực, an ninh mạng,... tạo cớ cho các thế lực thù địch chống phá gây mất an ninh chính trị. Đặc biệt, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, giá trị, thương hiệu hàng hóa Việt Nam, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất, thương mại toàn cầu. Tích cực đàm phán, ký kết và thực hiện tốt các hiệp định thương mại song phương, đa phương, hình thành thế đan cài lợi ích kinh tế với các nước, nhất là các nước lớn, các nền kinh tế phát triển, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

2 nhận xét:

  1. Mỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các phần tử cơ hội chính trị.

    Trả lờiXóa
  2. Chúng ta phải tập trung bảo vệ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, không để lệ thuộc kinh tế vào nước ngoài.

    Trả lờiXóa