Kinh tế nhà nước không chỉ là doanh nghiệp nhà nước,
mà được cấu thành bởi 2 bộ phận. Như vậy, kinh tế nhà nước là khái niệm “mở”, nội
hàm rộng, bao quát toàn bộ cơ sở vật chất - kinh tế thuộc sở hữu toàn dân và sở
hữu nhà nước, do Nhà nước thống nhất quản lý. Kinh tế nhà nước có phạm vi, vai
trò rộng hơn “phạm trù doanh nghiệp nhà nước”, các doanh nghiệp nhà nước là bộ
phận “nòng cốt” của kinh tế nhà nước.
Có thể hiểu kinh tế nhà nước là tập hợp sức mạnh kinh
tế mà nó thể hiện trên các ngành, lĩnh vực trọng yếu từ các định chế pháp luật,
tài chính, hiệu quả sản xuất - kinh doanh... của “lực lượng nòng cốt” - khu vực
doanh nghiệp nhà nước - chứ không chỉ đóng khung trong khối tài sản đăng ký của
doanh nghiệp nhà nước, ở quy mô của sở hữu nhà nước, sở hữu toàn dân mà nhà nước
đại diện chủ sở hữu. Kinh tế nhà nước còn được nhân lên gấp bội để làm vai trò
chủ đạo, định hướng xã hội chủ nghĩa bởi sức mạnh quản lý, điều hành của hệ thống
chính trị, quyền lực quốc gia của nhà nước. Kinh tế nhà nước, giữ vị trí trọng
yếu trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là nền tảng cơ bản
để phát triển các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp
giữ vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế nước ta.
Với phạm vi rộng lớn như vậy, vai trò chủ đạo của kinh
tế nhà nước được thể hiện như sau: (1) Kinh tế nhà nước có khả năng tạo ra điều
kiện vật chất, tiền đề kinh tế - xã hội để phát triển các ngành, lĩnh vực kinh
tế và thành phần kinh tế; (2) kinh tế nhà nước/doanh nghiệp nhà nước nắm giữ những
vị trí then chốt của nền kinh tế, do đó, có khả năng, điều kiện chi phối hoạt động
của các thành phần khác, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển theo hướng đã định;
(3) chủ động giữ cân đối các lĩnh vực kinh tế lớn, chủ động và trực tiếp đảm nhận
đầu tư vào các dự án ở các địa bàn không hấp dẫn hoặc cần thiết để định hướng,
mở rộng đầu tư phát triển từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước; (4) vai trò chủ
đạo của kinh tế nhà nước ngày càng được nhấn mạnh vào các nội dung, mục tiêu vì
lợi ích quốc gia và hỗ trợ tối đa để kinh tế tư nhân phát triển.
Điều khẳng định sự chủ đạo của kinh tế nhà nước, không
có nghĩa là lấn át, đè nén và đối lập với kinh tế tư nhân, càng không có nghĩa
là doanh nghiệp nhà nước hưởng mọi ưu đãi vô điều kiện. Cần có sự bình đẳng giữa
doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp khác đã được xác định trong Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu... Hơn nữa, cần thống nhất nhận
thức rằng: giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân có mối quan hệ chặt chẽ
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: kinh tế tư nhân càng
phát triển thì đóng góp vào ngân sách nhà nước ngày càng lớn. Nghĩa là, làm cho
bộ phận phi doanh nghiệp của kinh tế nhà nước phát triển; sự phát triển của
kinh tế tư nhân là nhân tố vừa trực tiếp, vừa gián tiếp thúc đẩy kinh tế nhà nước
phát triển...
Các doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt của
kinh tế nhà nước, đi đầu trong hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam và cạnh tranh
bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp nhà nước phải tiên
phong đi trước, mở đường ở những ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác không muốn làm hoặc không làm được khi đã tạo điều kiện,
hỗ trợ từ phía nhà nước, những ngành đòi hỏi vốn lớn, công nghệ hiện đại, công
nghệ cao, tạo nền tảng cơ bản cho những ngành sản xuất với công nghệ tiên tiến,
hiện đại, có giá trị gia tăng cao... Qua đó góp phần đảm bảo vai trò chủ đạo của
kinh tế nhà nước.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóaKinh tế nhà nước là tập hợp sức mạnh kinh tế mà nó thể hiện trên các ngành, lĩnh vực trọng yếu từ các định chế pháp luật, tài chính, hiệu quả sản xuất - kinh doanh... của “lực lượng nòng cốt” - khu vực doanh nghiệp nhà nước
Trả lờiXóa