Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

V.I.LÊNIN ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI PHÁI DÂN TÚY ĐỂ BẢO VỆ CHỦ NGHĨA MÁC

Năm 1895, khi Ph.Ăngghen - lãnh tụ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế qua đời, phong trào cách mạng ở một số nước Tây Âu có nhiều biến đổi, trước hết là sự hình thành các nhánh hữu khuynh, dung hòa với giai cấp tư sản, chủ trương cải cách, từ bỏ chuyên chính vô sản... Trong bối cảnh ấy, trên thế giới cũng như ở nước Nga đã xuất hiện một số khuynh hướng tư tưởng phi mácxít nhằm chống lại chủ nghĩa Mác thông qua việc “cắt xén và bóp méo một cách hết sức kỳ quái” những quan điểm của C.Mác. Chính những biến động về mặt chính trị, xã hội và tư tưởng đó đã thôi thúc V.I.Lênin đứng lên đấu tranh chống lại những tư tưởng phi mácxít đó, trong đó có tư tưởng của phái dân túy để bảo vệ chủ nghĩa Mác.
Phái dân túy hay chủ nghĩa dân túy (populism) là một trào lưu xã hội - chính trị ở Nga nửa cuối thế kỷ XIX. Nguồn gốc xã hội của phái dân túy là cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân nhằm đòi ruộng đất và thủ tiêu các hình thức bóc lột của chế độ nông nô. Ban đầu, phái dân túy có nhiều tư tưởng tiến bộ vì những người theo phái này căm thù sâu sắc chế độ chuyên chế của Nga hoàng; nhiệt tình bênh vực chủ trương mở rộng giáo dục, đề cao chế độ tự quản, bảo vệ lợi ích của quần chúng, chủ yếu là nông dân Nga lúc bấy giờ. Tuy nhiên, phong trào đấu tranh của phái dân túy nhanh chóng thất bại do trong tư tưởng và phương pháp đấu tranh của họ mang nặng tính không tưởng tiểu tư sản. Dù vậy, sau đó phong trào đấu tranh đó vẫn tồn tại dai dẳng nhưng mang nặng tính tự do và trở thành trào lưu phản động, thỏa hiệp, đi đến làm tay sai cho Nga hoàng và thực chất là bảo vệ cho phú nông. Vì vậy, “bản chất của chủ nghĩa dân túy là sự hỗn tạp những tư tưởng dân chủ nông nghiệp với ước mơ xã hội chủ nghĩa, hi vọng bỏ qua chủ nghĩa tư bản - một biến dạng của chủ nghĩa xã hội không tưởng tiểu tư sản ở nước Nga, đó là hệ tư tưởng của phái dân chủ nông dân”.

2 nhận xét:

  1. Những biến động về mặt chính trị, xã hội và tư tưởng đó đã thôi thúc V.I.Lênin đứng lên đấu tranh chống lại những tư tưởng phi mácxít đó, trong đó có tư tưởng của phái dân túy để bảo vệ chủ nghĩa Mác.

    Trả lờiXóa