Trong quá trình đóng góp cho văn kiện Đại hội XIII của
Đảng, vấn đề xây dựng kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN) giành được nhiều sự quan tâm. Các thế lực thù địch, chống phá Việt Nam
và một số cá nhân có quan điểm sai trái cho rằng, KTTT là của chủ nghĩa tư bản
(CNTB), vì thế không thể kết hợp KTTT với định hướng XHCN.
Họ cho rằng KTTT với định hướng XHCN như “nước với lửa”,
khi ghép định hướng XHCN vào KTTT thì sẽ tạo ra một “thân hình dị dạng”. Từ đó,
họ kết luận rất xằng bậy rằng, Việt Nam phải từ bỏ việc xây dựng nền KTTT định
hướng XHCN, vì nền KTTT kiểu này là không hề tồn tại và xây dựng nền KTTT thực
chất là đang đi theo con đường của CNTB. Vậy thực chất KTTT có phải là của CNTB
không? Có thể ghép KTTT với định hướng XHCN được không?
Thực tế lịch sử và hiện tại đã cho thấy, KTTT không phải
là “con đẻ”, là sản phẩm thuộc về CNTB. CNTB không sinh ra kinh tế hàng
hóa. Mà kinh tế hàng hóa đã xuất hiện ở giai đoạn đồng tiền còn chưa xuất hiện.
Ở giai đoạn sơ khai, do chưa có tiền tệ nên trao đổi hàng hóa mang hình thức trực
tiếp, gọi là hàng đổi hàng. Người sản xuất gạo và cần thịt có thể gặp người sản
xuất thịt và cần gạo để đổi trực tiếp gạo lấy thịt-đây đã là kinh tế hàng hóa.
Do đó, KTTT với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm
riêng của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại qua nhiều thời kỳ.
KTTT đã có mầm mống từ trong xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thành trong xã hội
phong kiến và phát triển cao trong xã hội tư bản. Trước CNTB, KTTT còn ở
thời kỳ manh nha, trình độ thấp thì trong CNTB nó đạt đến trình độ cao. Điều đó
khiến người ta nhầm tưởng, nghĩ rằng KTTT là sản phẩm riêng của CNTB và cũng là
cách thức để các thế lực thù địch tuyên truyền, chống phá tính “định hướng
XHCN” trong KTTT ở Việt Nam hiện nay.
Thực tế cho thấy, KTTT không phải là con đường độc đạo
để phát triển thành tư bản chủ nghĩa. KTTT cũng không có một mô hình
duy nhất mà có nhiều mô hình khác nhau. Hiện nay, KTTT có 3 mô hình chủ yếu là:
Mô hình KTTT tự do; mô hình KTTT-xã hội; mô
hình KTTT định hướng XHCN (ở Việt Nam) hay KTTT XHCN (ở
Trung Quốc). Có thể nói 3 mô hình KTTT nói trên đang bao trùm tất cả
các nền kinh tế trên thế giới, trừ một vài ngoại lệ (như Cộng hòa Dân chủ nhân
dân Triều Tiên).
Thứ nhất là mô hình KTTT tự do.
Thứ hai là mô hình KTTT-xã hội.
Thứ ba là mô hình KTTT định hướng XHCN.
Thực tiễn phát triển và lý luận kinh điển của C.Mác đều
khẳng định tính tất yếu và phổ biến của kinh tế hàng hóa hay KTTT trong quá
trình phát triển của mọi quốc gia, dân tộc. Do vậy, đối với bất cứ quốc gia nào
chưa trải qua KTTT, để giải quyết được vấn đề phát triển, trước hết phải phát
triển KTTT theo đúng nghĩa; phải tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế phát huy
cao nhất năng lực phát triển của thị trường để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Chỉ trên cơ sở đó, xét theo mục tiêu chiến lược, mới thoát khỏi tình trạng lạc
hậu, nhờ đó, có điều kiện vật chất và tinh thần để đáp ứng các mục tiêu xã hội
và nhân văn.
Tuy nhiên, KTTT không phát triển theo một phương án
duy nhất là phát triển thành kinh tế TBCN, cũng không theo một mô hình đơn nhất
là thị trường tự do. Thực tiễn đã xác nhận những phương án và mô hình phát triển
KTTT khác nhau mang tính đặc thù, phụ thuộc vào những điều kiện xác định, hoàn
cảnh phát triển cụ thể của quốc gia-dân tộc. Một quốc gia đi sau không nhất thiết,
và cũng không thể vận dụng cứng nhắc các nguyên lý; cũng không nhất thiết phải
rập khuôn các mô hình KTTT có sẵn ở đâu đó, dù là mô hình hiệu quả, để giải quyết
các vấn đề phát triển mang nhiều nét đặc thù của mình. Tại Việt Nam, xây dựng nền
KTTT định hướng XHCN để giải quyết vấn đề phát triển trong thời kỳ quá độ đi
lên CNXH.
Trong quá trình tiến hóa về mô hình của KTTT trên thế
giới, các mô hình xuất hiện sau đều phản ánh một xu hướng chung trong sự phát
triển của KTTT. Đó là, ngày càng nhấn mạnh các mục tiêu xã hội-con người; thừa
nhận vai trò định hướng, tổ chức và điều tiết phát triển của nhà nước khi tính
tự giác của xã hội chưa cao.
Bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa như thế nào, chúng ta đều cảm nhận nhận được. Đất nước thay da đổi thịt, phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên từng ngày, con người được phát triển toàn diện.
Trả lờiXóaBạn nói rất chuẩn
Xóa