Môi trường mạng là không gian rộng lớn, cá nhân, công
dân và bất kỳ cơ quan, tổ chức nào cũng đều có thể tự do bày tỏ quan điểm chính
kiến, kết nối trao đổi với nhau. Đó là quyền tự do của cá nhân: quyền tự do
ngôn luận, tự do thông tin (tự do tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin)
trên môi trường mạng. Đây là quyền tự do cơ bản của công dân được pháp luật quốc
tế, Hiến pháp, pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ.
Điều 11, Luật Báo chí năm 2016 quy định quyền tự do
ngôn luận trên báo chí (báo giấy, báo hình, báo nói, báo chí điện tử - không
gian mạng). Các quyền này của công dân bao gồm: (1). Phát biểu ý kiến về tình
hình đất nước và thế giới; (2). Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; (3). Góp ý kiến, phê
bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng,
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân
khác.
Tương tự quyền tự do bày tỏ quan điểm, chính kiến của
công dân trên không gian mạng, công dân có quyền tiếp cận thông tin từ chính
môi trường mạng. Luật Tiếp cận thông tin quy định, quyền của công dân được cung
cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi
vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin. Luật An ninh mạng quy định một trong
những nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng là “bảo đảm quyền con người, quyền công
dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng”
(Khoản 3, Điều 4, Luật An ninh mạng).
Như vậy, với hành lang pháp lý hiện nay, cá nhân, công
dân có quyền tự do được sử dụng không gian mạng vì lợi ích cá nhân; có quyền được
bảo vệ các quyền và tự do của mình từ phía các cơ quan công quyền và chủ động tự
thực hiện (thực hành) quyền tự do cá nhân trên không gian mạng.
Nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trên không gian mạng. Phù
hợp với chuẩn mực quốc tế, mỗi cá nhân, công dân trong khi sử dụng, thực hiện
các quyền và tự do của mình thì phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với cộng
đồng, xã hội, đối với quốc gia, dân tộc mà mình đang sống. Nghĩa là khi sử dụng,
thực hiện quyền và tự do cá nhân không được làm ảnh hưởng hay xâm phạm an ninh
quốc gia; trật tự công cộng, đạo đức xã hội; quyền và tự do của người khác. Vấn
đề này theo chuẩn mực quốc tế được gọi là hạn chế quyền con người để
bảo đảm vì lợi ích chung của xã hội, vì lợi ích cộng đồng trong một xã hội dân
chủ; vì các lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức xã hội,
vì quyền và tự do của người khác.
Cụ thể hóa nguyên tắc hạn chế thực hiện quyền và tự do
cá nhân, Luật An ninh mạng và các luật khác có liên quan đã quy định bằng các
hành vi bị nghiêm cấm. Trong đó, Luật An ninh mạng quy định 6 nhóm hành vi
bị nghiêm cấm (Điều 8) bao gồm:
Thứ nhất: Sử dụng không gian mạng, công nghệ
thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội.
Thứ hai: Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng,
gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều
khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông
tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Thứ ba: Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương
tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn
thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều
khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho
hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông
tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái
phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và
điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.
Thứ tư: Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực
lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng
biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Thứ năm: Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ
an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân hoặc để trục lợi.
Thứ sáu: Hành vi khác vi phạm quy định của Luật
này.
Để ngăn chặn các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối chính quyền trên các trang MXH; thì các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện, đấu tranh chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Trả lờiXóaNếu mọi người dân đều tỉnh táo, sáng suốt trong sàng lọc thông tin, nhận diện và ứng xử phù hợp trước những thông tin xấu độc thì các thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá.
Trả lờiXóa