Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người năm 1948 và hai
Công ước quốc tế về quyền con người năm 1966 (Công ước về quyền dân sự và chính
trị - ICCPR; Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa - ICESCR),
cùng các nghị định thư bổ sung tạo thành Bộ luật quốc tế về quyền con người -
là nền tảng của hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người hiện nay. Điều 2
của bản Tuyên ngôn năm 1948 quy định quyền con người: “không phân biệt
đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị
hay các quan điểm khác, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội…”. Đồng thời, quy
định nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân: “1. Mọi người đều có những nghĩa vụ đối
với cộng đồng là nơi duy nhất mà ở đó nhân cách của bản thân họ có thể phát triển
tự do và đầy đủ. 2. Trong khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người
chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm bảo đảm sự công nhận và tôn
trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng
những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong
một xã hội dân chủ”.
Từ nguyên tắc quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm nêu trong
bản Tuyên ngôn, hai Công ước năm 1966 đã phát triển và cụ thể hóa bằng các quy
định cụ thể theo hướng xác định những quyền nào phải được thực hiện ngay. Đó là
các quyền đòi hỏi nhà nước phải bảo đảm thực hiện ngay lập tức. Vì đấy là ranh
giới, là “ngưỡng” của sự có hay không có quyền con người - quyền tuyệt đối.
Quyền cần được thực hiện dần dần, từng bước, là các quyền đòi hỏi nhà nước từng
bước có chính sách cụ thể để nâng cao đời sống, cải thiện chất lượng cuộc sống
của người dân - quyền tương đối và các quyền có thể bị hạn chế -
hạn chế quyền.
Nguyên tắc hạn chế
quyền được quy định trong cả hai Công ước năm 1966 như sau:
Điều 4, ICECSR quy định nguyên tắc các quốc gia thành
viên có thể đặt ra những giới hạn trong việc thực hiện quyền con người, với các
điều kiện: Những hạn chế đó phải được quy định trong luật; không được trái
với bản chất của các quyền có liên quan và vì lý do duy nhất nhằm thúc đẩy lợi
ích chung trong một xã hội dân chủ. ICCPR quy định cụ thể các quyền con người
có thể bị hạn chế và các lý do cho việc có thể áp đặt các hạn chế bao gồm: An
ninh quốc gia; Trật tự công cộng; Đạo đức và sức khỏe cộng đồng; Quyền và tự do
của người khác.
Trên cơ sở các nguyên tắc chung như trên, cả hai Công
ước quy định cụ thể một số quyền bị hạn chế; trong đó, có quyền tự do ngôn
luận (Khoản 2, 3, Điều 19 ICCPR) quy định: “2. Mọi người có quyền tự do
ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông
tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng
bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện
thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ.
Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều
này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải
chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định
trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức
khỏe hoặc đạo đức của xã hội”.
Sự phù hợp giữa
quyền con người trên không gian mạng ở Việt Nam với chuẩn mực quốc tế về nhân
quyền
Viện dẫn nội dung cơ bản trên cho thấy, giữa luật pháp
Việt Nam và luật pháp quốc tế về quyền con người cho thấy, cả hai đều có những
điều khoản quy định quyền con người gồm: quyền tuyệt đối, quyền tương đối và
quyền bị hạn chế. Những quyền bị hạn chế của Việt Nam được luật pháp quy định đều
vì: An ninh quốc gia; Trật tự công cộng; Đạo đức và sức khỏe cộng đồng;
Quyền và tự do của người khác nên phù hợp với luật pháp quốc tế về nhân
quyền.
Vậy nên, không có bất cứ lý do gì, những kẻ vi phạm
pháp luật Việt Nam trên không gian mạng lại lu loa, lớn tiếng rằng, Việt Nam vi
phạm tự do ngôn luận, vi phạm dân chủ, nhân quyền, “bóp chết” những tiếng nói
“dân chủ” hay cái gọi là “tù nhân lương tâm”. Thực chất, đây là những người vi
phạm pháp luật Việt Nam nên họ phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật.
Trong một xã hội dân chủ thì pháp luật phải được thượng tôn, điều đó đúng với mọi
quốc gia dân chủ, không riêng gì Việt Nam.
Tự do gì chăng nữa thì cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật
Trả lờiXóaChúng ta cần tỉnh táo, cảnh giác trước những luận điệu sai trái và đấu tranh vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa