Cách đây 45 năm, 9 giờ 30 sáng 7/4/1975, Ðại tướng Võ
Nguyên Giáp đã gửi Điện số 157-HÐKTK cho các đơn vị mệnh lệnh: "Thần tốc,
thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc
tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!".
Mật lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa là mệnh lệnh,
vừa là lời hịch cổ vũ tinh thần đối với cán bộ, chiến sỹ trên chiến trường vào
thời điểm vô cùng quan trọng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Mệnh lệnh lịch sử
Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc ta. Thắng lợi lịch sử ấy bắt nguồn từ đường lối cách mạng,
đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh
thần đoàn kết, chiến đấu anh dũng bất khuất của toàn quân, toàn dân, gắn liền với
sự lãnh đạo và điều hành trực tiếp của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng
Tư lệnh trong quá trình kháng chiến.
Trong những ngày tháng lịch sử đó, Bộ Chính trị, Quân ủy
Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh đã tập trung trí tuệ, tài năng ra những quyết định,
kế hoạch chiến lược, chiến dịch, những mệnh lệnh, chỉ thị cho quân và dân cả nước
biến các nghị quyết đúng đắn của Đảng thành sức mạnh chiến đấu và chiến thắng
trên các chiến trường.
Một trong những mệnh lệnh đó do Đại tướng Tổng Tư lệnh
Võ Nguyên Giáp ký trong bức điện khẩn ngày 7/4/1975. Bức điện với nội dung: “Thần
tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ,
xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng. Truyền đạt tức
khắc đến đảng viên, chiến sỹ” được coi là “kim chỉ nam” để các cánh quân tiến
thẳng vào sào huyệt của kẻ thù. Mệnh lệnh lịch sử này đã góp phần quan trọng tạo
nên tính lịch sử cho chiến dịch quân sự lớn nhất của Quân đội nhân dân Việt
Nam.
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Tuy nhiên, Mỹ - ngụy ra sức phá
họai Hiệp định Paris, đẩy mạnh bình định lấn chiếm, tiếp tục thực hiện chiến lược
“Việt Nam hóa chiến tranh”.
Trước tình hình đó, tháng 3/1973, Quân ủy Trung ương
đã họp và xác định: trong khi địch dùng biện pháp quân sự để đánh ta, ta cần kết
hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, với pháp lý của Hiệp định
Paris, từng bước chuyển sang tiến công chủ yếu bằng chính trị có lực lượng vũ
trang làm hậu thuẫn, nhằm thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên thế có lợi
cho ta.
Ngày 30/1/1974, Bộ Chính trị họp mở rộng, bàn kế hoạch
nắm bắt thời cơ, thúc đẩy phong trào cách mạng miền Nam.
Sáng 31/3/1975, Bộ Chính trị họp mở rộng và nhận định:
“Cách mạng nước ta đang phát triển sôi nổi nhất với nhịp độ một ngày bằng 20
năm. Vì vậy Bộ Chính trị quyết định, nắm vững thời cơ chiến lược với tư tưởng
chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, có quyết tâm lớn thực hiện tổng
công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng
tư, không thể chậm”.
Trong hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết:
“Ngay sau Hội nghị Bộ Chính trị, tôi suy nghĩ nhiều về trận chiến đấu sẽ diễn
ra trên chiến trường trọng điểm Sài Gòn - Gia Định. Sau khi nghiên cứu, trao đổi
với Phó Tổng Tham mưu trưởng Cao Văn Khánh và Cục trưởng Cục Tác chiến Lê Hữu Đức,
ngày 1/4, tôi gọi điện vào B2. Đúng như Bộ Chính trị nhận định, chiến tranh
cách mạng ở miền Nam đang bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt. Hiện nay ta
đã có đầy đủ lực lượng và khả năng để giành thắng lợi hoàn toàn trong một thời
gian ngắn hơn dự kiến rất nhiều. Vấn đề quyết định là phải kịp nắm lấy thời cơ,
tranh thủ vào trung tuần tháng 4 thì bắt đầu cuộc tấn công quy mô lớn vào Sài
Gòn. Làm được như vậy thì thuận lợi nhất, bảo đảm thắng lợi giòn giã nhất. Bất
ngờ hiện nay không còn ở phương hướng nữa. Địch biết nhất định ta sẽ đánh vào
Sài Gòn nhưng chúng cho rằng ta cần chuẩn bị một hai tháng. Vì vậy, bất ngờ hiện
nay chủ yếu là khâu thời gian. Một mặt cần cơ động lực lượng nhanh chóng, thần
tốc, mặt khác sử dụng ngay lực lượng hiện có để kịp thời hành động…”.
Trước thời khắc quyết định của dân tộc, cuộc tiến quân
lịch sử của Quang Trung - Nguyễn Huệ lại hiện về trong ký ức của Đại tướng.
Ngày 4/4, Đại tướng gửi điện cho cán bộ, chiến sỹ Quân đoàn 2 đang hành quân:
“… Các đồng chí lên đường làm nhiệm vụ rất vẻ vang. Cần hành động thần tốc, táo
bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
Ngày 6/4, điện của Quân ủy Trung ương gửi Bộ Tư lệnh
Đoàn 559 nêu rõ: “… Cần chú trọng coi công tác bảo đảm chi viện và bảo đảm cơ động
lực lượng ta vào B2 là công tác trung tâm số 1. Vì vậy, cần có kế hoạch tổ chức
thật tốt công tác này, nhất là bảo đảm việc hành quân của các đơn vị, binh khí
kỹ thuật và các nhu cầu đạn dược theo đúng thời gian đã định”.
Bức điện lúc 22 giờ ngày 6/4 của
Quân ủy Trung ương gửi đồng chí Đồng Sỹ Nguyên và Thường vụ Đảng ủy 559 nhấn mạnh:
“… Yêu cầu của mặt trận hết sức gấp, từng ngày, từng giờ. Thời gian lúc này là
lực lượng, là sức mạnh. Các đồng chí dùng mọi biện pháp tổ chức và đôn đốc các
đơn vị hành quân hết sức nhanh, chi viện hết sức gấp, hoàn thành xuất sắc chiến
dịch chi viện thần tốc này”.
Ngày 7/4/1975, tại Tổng hành dinh Sở Chỉ huy chiến dịch
- Nhà D67, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tự tay thảo bức điện 157/ĐK gửi các cánh
quân:
2. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sỹ".
Bên dưới ký một chữ Văn.
Bức điện lập tức được giao ban cơ yếu mã hóa. Đồng chí
Nguyễn Bá Líu - chiến sỹ báo vụ Lữ đoàn 25 là người trực tiếp được truyền tải bức
điện đó tới chỉ huy các cánh quân tham gia giải phóng miền Nam.
Chỉ với 40 từ, vô cùng ngắn gọn nhưng Bản Mệnh lệnh đã
xác định rõ mục tiêu phải đạt được, đồng thời chỉ rõ phương châm hành động để đạt
được mục tiêu đó: Đã thần tốc rồi, cần thần tốc hơn nữa! Đã táo bạo rồi cần táo
bạn hơn!
Thần tốc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bức điện khẩn “Thần tốc, thần tốc hơn nữa...” do tự
tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ký tên được Ban Cơ yếu lập tức truyền đi khắp các mặt
trận trên toàn miền Nam như một lời “hịch tướng sỹ”.
Mệnh lệnh đã truyền đạt quyết tâm
cao nhất của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tới các cấp lãnh đạo và chỉ huy
chiến trường, tới mỗi đảng viên, chiến sỹ để chủ động sáng tạo, thừa thắng, xốc
tới, hướng mọi hành động theo phương châm thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.
Và cả dân tộc đã ra quân với khí thế ấy.
Trong đêm 7/4, các cánh quân của ta đã tăng tốc độ
hành quân cả đêm và ngày đến vị trí tập kết chiến dịch đúng quy định. Ngày 9/4,
Quân đoàn 4 bắt đầu tiến công địch trong thị xã Xuân Lộc; địch phản kích quyết
liệt, buộc các đơn vị của ta phải thay đổi chiến thuật, rút khỏi Xuân Lộc, đánh
vòng ngoài, diệt địch ở Túc Trưng, Kiệm Tân, theo đường 20 phát triển đánh địch
ở ngã ba Dầu Giây, cắt đường số 1 về Sài Gòn.
Ngày 14/4, cánh quân hướng Đông tiến công vào tuyến
phòng thủ Phan Rang đến ngày 16 chiếm thị xã Phan Rang và sân bay Thành Sơn, diệt
và bắt toàn bộ quân địch ở đây, giải phóng tỉnh Ninh Thuận. Ngày 19/4, Quân
đoàn 2 giải phóng Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận, thần tốc tiến vào Long Khánh,
phối hợp với Quân đoàn 4 giải phóng Xuân Lộc. Trên các hướng Bắc, Tây Bắc, Đông
và Tây Nam, quân ta dồn dập tiến công tiêu diệt các sư đoàn chủ lực địch phòng
thủ vòng ngoài, áp sát lực lượng vào vùng ven đô.
Cũng trong ngày 14/4, Bộ Chính trị đặt tên cho chiến dịch
giải phóng Sài Gòn là Chiến dịch Hồ Chí Minh, do Đại tướng Văn Tiến Dũng làm Tư
lệnh, đồng chí Phạm Hùng làm Chính ủy.
Ngày 22/4, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, điện chỉ đạo Bộ Chỉ huy chiến dịch: “Thời cơ quân sự và
chính trị để mở cuộc tổng tiến công vào Sài Gòn đã chín muồi. Ta cần tranh thủ
từng ngày, kịp thời phát động tiến công địch trên các hướng, không để chậm. Nếu
để chậm thì không có lợi về quân sự, chính trị. Kịp thời hành động lúc này là bảo
đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi hoàn toàn. Nắm vững thời cơ lớn chúng ta
nhất định toàn thắng.” Và Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn - Gia Định
trước ngày 30/4/1975.
5 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, Bộ Chỉ huy Chiến dịch ra
lệnh tổng công kích, đánh chiếm 5 mục tiêu then chốt: Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ
Tổng tham mưu, Dinh Độc Lập, Tổng nha cảnh sát đô thành và Biệt khu thủ đô. Từ
bốn hướng Đông, Bắc và Tây Bắc, Tây Nam, quân ta đồng loạt tiến công vào Sài
Gòn phối hợp với quần chúng nhân dân nổi dậy, đến 11 giờ 30 phút ta làm chủ các
mục tiêu và cắm cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng lên Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ
Chí Minh toàn thắng.
Cùng với cuộc tổng tiến công giải
phóng Sài Gòn - Gia Định, quân ta đánh chiếm, giải phóng các đảo và quần đảo ở
ven biển miền Trung và Trường Sa. Quân và dân các tỉnh miền Đông Nam bộ và Đồng
bằng sông Cửu Long tiến công, nổi dậy diệt và làm tan rã Quân đoàn 4 ngụy, giải
phóng các tỉnh Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Rạch
Giá, Bạc Liêu, đảo Phú Quốc, Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngày 1/5, ta tiếp tục giải
phóng các tỉnh Mỹ Tho, Gò Công, Vĩnh Long, Chương Thiện, Cà Mau, Long Xuyên,
Châu Đốc, Kiến Tường, Sa Đéc, Côn Đảo. Đến ngày 1-5-1975, toàn bộ các tỉnh,
thành phố trên đất liền và các đảo, quần đảo ở biển Đông trên toàn miền Nam Việt
Nam được giải phóng.
45 năm đã trôi qua kể từ đại thắng
Mùa Xuân năm 1975, nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, đã tiến những bước
dài trong công cuộc xây dựng đất nước. Song lời mệnh lệnh lịch sử “Thần tốc, thần
tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa …” của Đại tướng Võ nguyên Giáp vẫn còn
nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào và quyết tâm sắt đá của cả một dân tộc
trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Đặc biệt, trong những ngày này, khi cả nước đang chung
tay chống “giặc” COVID-19, mệnh lệnh thần tốc, tranh thủ từng giờ, từng phút cần
được vận dụng để quyết định cuộc chiến với dịch bệnh COVID-19. Tại cuộc họp và
thị sát qua hệ thống trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 tại 5
thành phố trực thuộc Trung ương (ngày 29/3/2020), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc đã nhấn mạnh lại tinh thần như trong bức điện của Bộ Tư lệnh Quân đội
Nhân dân Việt Nam ngày 7/4/1975, là “thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo
hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam.
Quyết chiến và toàn thắng!" Tinh thần này cần được vận dụng công cuộc
phòng chống dịch bệnh hiện nay của nước ta./.
Chiến thắng 30/4/1975 đã mang lại độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc; nhưng để bảo vệ được thành quả đó mỗi người dân phải ra sức đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Trả lờiXóaChiến thắng 30/4/1975 là chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần đoàn kết của cả dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam. Giá trị lịch sử và thời đại của chiến thắng 30/4 là không thể phủ nhận. Chúng ta cần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh đập tan mọi luận điệu xuyên tạc lịch sử của thế thù địch và các phần tử phản động.
Trả lờiXóa