Là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ
giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành; đồng thời đem tình hình của dân
chúng báo cáo cho Đảng và Chính phủ, để đề ra chính sách cho đúng, mỗi cán bộ,
đảng viên nhất định phải thường xuyên nỗ lực học tập, phấn đấu về mọi mặt “để
làm việc, làm người, làm cán bộ”, “để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân,
Tổ quốc và nhân loại”. Một trong những yêu cầu cần thiết, bắt buộc đối với người
cách mạng là phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của lý luận và lý luận chính
trị, yêu cầu cần thiết phải nghiên cứu, học tập lý luận chính trị để rèn luyện
bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, năng lực trí tuệ, đảm
bảo hoàn thành trọng trách kép vừa là người lãnh đạo vừa là người đày tớ thật
trung thành của nhân dân. Mỗi người phải coi việc nghiên cứu, học tập lý luận
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ thị, nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục gắn liền
với quá trình tu dưỡng về mọi mặt, vì: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt
đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự
cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta
ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp
nhân dân”. Đồng thời, khi học và khi vận dụng lý luận chính trị vào thực tiễn,
phải thấm nhuần sâu sắc tính sáng tạo của lý luận Mác - Lênin để bổ sung lý luận
bằng những kết luận đúc rút được từ thực tiễn sinh động. Đi liền cùng đó là mỗi
cấp ủy trong chương trình, nội dung, phương pháp công tác phải làm cho mọi cán
bộ, đảng viên nhận thức đúng về vai trò của lý luận chính trị trong việc nâng
cao năng lực trí tuệ, tư duy, lãnh đạo của Đảng nói chung, đội ngũ cán bộ, đảng
viên nói riêng. Từ đó, chủ động xây dựng tinh thần và trách nhiệm nghiên cứu, học
tập lý luận và lý luận chính trị phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ quan, địa
phương, đơn vị, để mỗi cán bộ, đảng viên không chỉ xác định rõ ý thức tự giác
và trách nhiệm của mình phải nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh mà còn nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ, chủ động và dũng cảm bảo vệ
chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trước những luận điệu
sai trái, lệch lạc của các thế lực thù địch, phản động, để phòng và chống những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Tuy nhiên, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng
cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ” đã chỉ ra một trong 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của
đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay là: “3) Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm
quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước”; đồng thời, thừa nhận: “Công tác giáo dục
chính trị tư tưởng, cho cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, giảng dạy và học tập nghị quyết của Đảng chưa được coi trọng đúng mức”.
Thực tế là trong những năm qua, nhiều địa phương, cơ
quan, đơn vị và không ít cán bộ, đảng viên không nhận thức đầy đủ về vai trò của
lý luận, lý luận chính trị và yêu cầu cần thiết phải học tập lý luận chính trị
mà thường tập trung cho đào tạo, bồi dưỡng, học tập về chuyên môn, nghiệp vụ;
thậm chí có nhiều người chỉ chú trọng bằng cấp chuyên môn, còn xin nợ việc học
tập lý luận chính trị, nợ “bằng cao cấp lý luận chính trị” khi bổ nhiệm. Đã có
không ít người không chỉ thiếu tự giác, không chủ động tham gia học tập lý luận
chính trị mà còn mượn nhiều lý do để trốn tránh hoặc xin thôi không tham gia học
tập lý luận chính trị. Có người, khi đi học, thì “đánh trống ghi tên”, vừa học
vừa tham gia giải quyết các công việc khác hoặc đến điểm danh rồi về nghỉ giữa
chừng, học nửa chừng khóa học rồi nghỉ; học không nghiêm túc, gượng ép, học kiểu
đối phó, thậm chí vi phạm quy chế học tập như nhờ học hộ, nhờ thi hộ, bỏ học, bỏ
thi…
Theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII
thì nhận thức không đúng về vai trò của lý luận và lý luận chính trị, lười học
lý luận chính trị chính là biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị.
Chính sự suy thoái này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác lãnh đạo,
chỉ đạo của mỗi cán bộ, đảng viên mà còn khiến họ gặp khó khăn trong công tác vận
động quần chúng; thậm chí không giữ được lập trường trước sự cám dỗ của vật chất
và sự lôi kéo của các thế lực phản động. Hơn nữa, vì thiếu lý luận dẫn đường,
cho nên họ không nắm được đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, biện pháp
lãnh đạo của cấp ủy, nên khi giải quyết một vấn đề của thực tiễn, họ thường chủ
quan, chỉ dựa vào kinh nghiệm mà không nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan;
không xem xét toàn cục để cân nhắc, xem xét, xử trí cho khéo mà thường quyết định
theo ý của riêng mình, dẫn đến tình trạng, nghị quyết của Đảng dù rất đúng đắn
nhưng triển khai chậm, thậm chí hiểu sai, làm trái với đường lối, nghị quyết của
Đảng.
Những người xem nhẹ học tập lý luận là những người chỉ thích hưởng thụ mà không muốn học tập, rèn luyện
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
Xóa