Dân chủ hóa chính trị mạnh mẽ trên thế giới gắn liền với “làn
sóng dân chủ hóa lần thứ ba” là một xu thế trong quan hệ quốc tế hiện nay. Theo Samuel Huntington, từ
thế kỷ XIX đến nay, xã hội loài người đã trải qua ba làn sóng dân chủ hóa về
chính trị. Làn sóng dân chủ hóa chính trị đầu tiên được bắt đầu sau Cách mạng
tư sản Pháp và Mỹ, làn sóng dân chủ hóa thứ hai bắt đầu từ sau Chiến tranh thế
giới thứ II và làn sóng dân chủ hóa lần thứ ba bắt đầu từ thập niên 70 thế kỷ
XX đến nay(6). Theo quan điểm của ông, làn sóng dân chủ hóa lần thứ nhất và lần
thứ hai đều không làm cho giá trị dân chủ trở thành xu thế áp đảo trên toàn thế
giới. Chỉ trong làn sóng dân chủ hóa thứ ba, điều này mới trở thành hiện thực.
Chỉ trong vòng 14 năm từ 1974 đến 1990, đã có gần 30 quốc gia ở châu Á, châu Âu
và châu Mỹ Latinh đã chuyển đổi một cách hòa bình từ chính thể thiếu dân chủ
sang chính thể dân chủ. Bên cạnh đó, chí ít có 20 quốc gia thực hiện chính sách
“mở” và công khai hóa, khởi động tiến trình cải cách theo hướng dân chủ hóa. Có
thể nói, trong làn sóng dân chủ hóa chính trị lần thứ ba, dân chủ thật sự trở
thành nhân tố quan trọng cho sự ổn định và tiến bộ của mỗi quốc gia, giá trị
dân chủ trở thành giá trị quan trọng được thừa nhận rộng rãi. Bước vào thế kỷ
XXI, làn sóng dân chủ hóa chính trị lần thứ ba tiếp tục phát triển với các đặc
điểm đáng chú ý là báo chí ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống
chính trị và phát huy dân chủ; vai trò của các tổ chức xã hội (hay khu vực thứ
ba) trong quản trị quốc gia và trong thực hiện dân chủ ngày càng tăng lên; dân
chủ trực tiếp ngày càng được mở rộng; “dân chủ điện tử”, “dân chủ từ xa” dần được
áp dụng ở nhiều nơi. Trong bối cảnh dân chủ hóa chính trị trên thế giới và yêu
cầu đẩy mạnh dân chủ hóa ở Việt Nam hiện nay thì chúng ta không thể không quan
tâm đến việc làm thế nào để phát huy tốt dân chủ trong Đảng, làm cho dân chủ
trong Đảng thật sự là tấm gương về dân chủ cho toàn xã hội, làm thế nào để phát
huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, làm
thế nào để Đảng có đủ năng lực lãnh đạo tiến trình dân chủ hóa... là những vấn
đề mới đặt ra trong việc bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng
Đảng hiện nay.
Chính vì có dân chủ trong Đảng, nên Đảng ta mới vững mạnh và lãnh đạo đất nước phát triển mạnh mẽ
Trả lờiXóaBài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa