Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

NHẬN THỨC VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Nội hàm cốt lõi của “pháp quyền” đó là: (i) xã hội có một khung khổ “pháp luật tốt”; (ii) sự độc lập của hệ thống tư pháp; (iii) mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bất cứ người nào, bất cứ tổ chức nào đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật; (iv) sự tự do, bình đẳng và quyền công dân đều được tôn trọng và bảo đảm một cách đầy đủ; (v) pháp luật là chuẩn tắc cao nhất trong quản trị quốc gia, tất cả hoạt động của khu vực công đều phải theo pháp luật; (vi) sự tôn trọng và thừa nhận rộng rãi của mọi người đối với pháp luật. Pháp quyền nhấn mạnh hơn sự chế ước có hiệu quả của pháp luật đối với tổ chức công (bao gồm Đảng cầm quyền), nhấn mạnh việc dùng luật để “quản quyền lực”, “quản người” và “quản việc”. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay đặt ra yêu cầu mới đối với lý luận và thực tiễn về “pháp quyền hóa” hoạt động lãnh đạo, cầm quyền của Đảng theo nguyên tắc “lãnh đạo và cầm quyền theo pháp luật”. Vì vậy, một số vấn đề có liên quan không thể không quan tâm trong quá trình bổ sung, phát triển học thuyết Mác - Lênin về Đảng và xây dựng Đảng là: (i) hình thành khung khổ pháp luật như thế nào để có luật chế ước, điều chỉnh hoạt động lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, tổ chức đảng và đảng viên; (ii) thông qua cơ chế nào để đảm bảo tổ chức Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật; (iii) làm thế nào để đảm bảo đội ngũ cán bộ của Đảng hoạt động trong khu vực công trung thành và nghiêm túc trong thực thi pháp luật và nếu vi phạm pháp luật thì “phải bị truy cứu và xử lý nghiêm minh theo pháp luật” với phương châm “không có ngoại lệ”, “không có vùng cấm”.

2 nhận xét:

  1. Ở đâu cũng vậy, người dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật; có vậy thì xã hội mới phát triển, đất nước mới bình an

    Trả lờiXóa