“Có nơi đâu trên thế giới này, bộ đội nhường
nhà, nhường giường chiếu, vào rừng huấn luyện, lót lá nằm đất để dân được
chăn ấm, đệm êm. Chúng tôi vô cùng biết ơn Đảng, Nhà nước; kính trọng, yêu
quý vô cùng các anh “Bộ đội Cụ Hồ” - hình ảnh của các anh thật đẹp”; “Các chú bộ
đội đã tận tình chăm sóc chúng cháu như những người cha, người mẹ; hướng dẫn
chi tiết, ân cần, nhẹ nhàng, thân mật vô cùng”; “Hôm nay trời mưa và lạnh, giờ
này chắc các anh đang nằm trong lán trại ở một khu rừng sâu nào đó, thương
các anh quá!”; “Qua hành động của các anh bộ đội thấy mình nhỏ bé, ích kỷ quá,
mình phải có trách nhiệm nhiều hơn với Tổ quốc, với Nhân dân”.
Đó là một vài lưu bút của những công dân Việt Nam từ
nước ngoài về nước được tập trung cách ly tại Trường Quân sự/Bộ Tư lệnh Thủ đô
Hà Nội. Tất cả đều chung tâm trạng cảm động, khâm phục và biết ơn các anh bộ đội
đã vất vả “vì nhân dân quên mình”; biết ơn Tổ quốc đã không bỏ rơi, luôn dang
rộng cánh tay cưu mang những đứa con xa quê trong hoạn nạn, khó khăn.
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngay từ những
ngày đầu dịch bùng phát, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã chủ động, kịp
thời triển khai hàng loạt các biện pháp phòng, chống dịch; trong đó, đặc
biệt coi trọng việc chuẩn bị các khu cách ly tập trung, đón đồng bào
từ nước ngoài về. Theo kế hoạch, Quân đội chuẩn bị sẵn sàng khoảng
40.000 chỗ ở cho công tác cách ly. Để có đủ số chỗ như vậy, bộ đội đã phải dồn
ghép, hoặc cơ động huấn luyện, làm nhiệm vụ và ăn nghỉ dã chiến bên ngoài
doanh trại. Đồng thời, các đơn vị đã chuẩn bị lực lượng phục vụ chu
đáo cho công dân đến cách ly. Những người đến đây được đảm bảo chế độ ăn
bằng mức của bộ đội là 57.000 đồng/người/ngày; được cung cấp nhu yếu phẩm
thiết yếu, đảm bảo ăn nghỉ, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe, theo dõi y tế, v.v.
Trong Chỉ thị số 260-CT/QUTW ngày 19/3/2020 của Thường
vụ Quân ủy Trung ương về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19
trong Quân đội, đã xác định: nhiệm vụ phòng, chống dịch là một trong những nhiệm
vụ chính trị trọng tâm trong thời gian này; là nhiệm vụ chiến đấu của Quân đội
trong thời bình. Quán triệt Chỉ thị, nhiều đơn vị đã chủ động nhường doanh trại,
cơ sở vật chất, huy động lực lượng phục vụ, chăm sóc, bảo đảm điều kiện tốt nhất
cho công dân Việt Nam và công dân nước ngoài cách ly tại đơn vị. Nhiều cán bộ,
nhân viên, chiến sĩ ngành Quân y đã nêu tấm gương sáng, tận tụy làm việc, tăng
cường theo dõi, thăm khám cho hàng vạn công dân được cách ly.
Thiết nghĩ, trong cơn hoạn nạn mới nhận rõ giá trị của
tình người và hơn nữa là giá trị của một chế độ, một nền văn hóa truyền thống.
Tính nhân văn của xã hội, tính cộng đồng của con người - đó chính là nét đẹp và
sức mạnh của một dân tộc. Nét đẹp và sức mạnh ấy đã được “Bộ đội Cụ Hồ” phát
huy và làm lan tỏa ở những thời điểm khó khăn nhất; họ đã đặt lợi ích của cộng
đồng lên trên quyền lợi của riêng mình, sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo khi người dân
gặp khó khăn. Truyền thống, đạo lý của dân tộc “thương người như thể thương
thân” một lần nữa lại được những người “lính” làm sáng lên, thật ấm áp, gần gũi
trong lòng nhân dân. Những việc làm cụ thể, thiết thực đó một lần nữa khẳng định:
bất luận trong hoàn cảnh nào Quân đội ta vẫn giữ vững bản chất cách mạng, trung
thành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân, một Quân đội “của
Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”.
Trong mùa dịch bệnh này chúng ta lại càng thêm yêu thương các chú bộ đội đã hết mực chăm lo cho nhân dân
Trả lờiXóaCác chiến sỹ trong Quân đội đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, đối mặt với hiểm nguy để phục vụ nhân dân
Trả lờiXóa