Từ
thập niên 80 thế kỷ XX đến nay, tiến trình toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu
hóa kinh tế đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Toàn cầu hóa vừa tạo ra thời
cơ, vừa đặt ra không ít thách thức cho mỗi quốc gia, dân tộc trong phát triển.
Toàn cầu hóa kinh tế không chỉ là sự hợp tác giữa các quốc gia, mà còn là quá
trình cạnh tranh giữa các quốc gia. Để giành ưu thế trong cạnh tranh, đòi hỏi
mỗi quốc gia cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Toàn cầu hóa thúc
đẩy sự giao lưu, chia sẻ thông tin, làm cho đời sống xã hội thể hiện xu thế
nhất thể hóa, đa dạng hóa và phụ thuộc lẫn nhau. Toàn cầu hóa không chỉ tác
động mạnh mẽ đến chính trị và hệ thống xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc, mà còn
tác động sâu sắc đến hệ thống giá trị và ý thức hệ vốn có của mỗi quốc gia, dân
tộc. Toàn cầu hóa rất dễ dẫn đến nguy cơ các công ty xuyên quốc gia chi phối hệ
thống chính sách quốc gia dân tộc.
Trong
tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những dự báo
đúng đắn về xu thế biến đổi của quốc tế hóa và toàn cầu hóa. Tuy nhiên, C.Mác,
Ph.Ăngghen và ngay cả V.I.Lênin chưa nêu những chỉ dẫn đầy đủ về vấn đề xây
dựng năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa. Ngày nay, những dự báo của
C.Mác và Ph.Ăngghen về mức độ cao của quốc tế hóa trước hết là toàn cầu hóa
(globalization) đã trở thành hiện thực. Vì vậy, xây dựng Đảng Cộng sản cầm
quyền như thế nào để nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng, nhất là xây dựng
được một hệ thống quản trị quốc gia hiệu quả, có năng lực cạnh tranh tốt; giữ
vững vai trò nền tảng tinh thần của ý thức hệ Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
là yêu cầu mới đang đặt ra hiện nay đối với lý luận xây dựng Đảng và công tác
xây dựng Đảng hiện nay.
Đảng ta đã có đường lối lãnh đạo hoàn toàn đúng đắn; do đó đã đưa đất nước phát triển mạnh mẽ
Trả lờiXóaNhờ có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nên chúng ta mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay
Trả lờiXóa