Bằng các thủ đoạn khác nhau nhóm lợi ích tìm cách mua
chuộc, lôi kéo những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất trong các cơ quan của
Đảng, Nhà nước tham gia hoạt động trái với chủ trương, đường lối của Đảng, vì
“lợi ích nhóm”, dẫn đến tình trạng mất đoàn kết, bè phái trong các tổ chức đảng.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Do thói xấu tự tư, tự lợi mà nội bộ
mất đoàn kết, cán bộ kéo bè, kéo cánh chèn ép lẫn nhau, đả kích lẫn nhau, tranh
nhau quyền lợi và địa vị...”. Khi tổ chức đảng bị “lợi ích nhóm” thao túng, sẽ
mất đi vai trò hạt nhân lãnh đạo và trở nên tê liệt; hạ thấp, xa rời các nguyên
tắc của Đảng; làm vô hiệu hóa hoặc chấp hành không nghiêm nguyên tắc tập trung
dân chủ, lấy tự phê bình và phê bình trở thành bình phong cho những kẻ tham
nhũng, “lợi ích nhóm”; làm cho nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật trở thành khẩu hiệu sáo rỗng... Tình trạng “trên nóng, dưới
lạnh”, “trên cương quyết, dưới nhu nhược”,… ở một số tổ chức đảng, địa phương
trong thời gian qua là những biểu hiện của sự chi phối bởi yếu tố “lợi ích
nhóm”.
Trong công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ là nội
dung quan trọng, khâu then chốt; tuy nhiên, hiện nay, ở một số tổ chức đảng, “lợi
ích nhóm” đã tác động vào tất cả các khâu, các bước trong quy trình hoạt động của
công tác này. Đã có tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương ban hành các chủ
trương, chính sách về công tác cán bộ trái với quy định chung của Đảng, Nhà nước,
như: nới lỏng hơn các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, đề bạt, nâng lương, chuyển
ngạch, điều kiện tiếp nhận, luân chuyển, bố trí công tác, hoặc đi đào tạo ở nước
ngoài,… để người thân hoặc những người trong “lợi ích nhóm” đáp ứng các tiêu
chuẩn, điều kiện đó, nhằm mục đích trục lợi cho cá nhân, người thân. Vì “lợi
ích nhóm” mà họ đã đưa những cán bộ, đảng viên không đủ tiêu chí vào các vị trí
lãnh đạo; bố trí cán bộ không vì năng lực, vì công việc mà vì thân quen, cánh hẩu;
khi bị phát hiện, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì biện minh rằng: đó là trách
nhiệm của tập thể cấp ủy và được tiến hành một cách “dân chủ”, “đúng quy
trình”, “đúng nguyên tắc”, v.v. Thực chất đó là sự lợi dụng danh nghĩa tập thể,
lợi dụng kẽ hở trong quy trình và nguyên tắc của công tác cán bộ để áp đặt ý kiến
cá nhân. Điều này đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: tại
sao có hiện tượng đề bạt, cất nhắc người nhà, người thân quen mặc dù không đủ
tiêu chuẩn? Vì sao cứ nói bổ nhiệm đúng quy trình, nhưng kết quả thực tế bố trí
cán bộ lại sai?
Nhóm lợi ích tìm cách mua chuộc, lôi kéo những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất làm những việc xấu xa, sai trái nhằm mang lại lợi ích cho nhóm; do đó phải chống lại lợi ích nhóm
Trả lờiXóaĐấu tranh chống lợi ích nhóm là cuộc đấu tranh thường xuyên, lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện một cách quyết liệt, triệt để với nhiều biện pháp đồng bộ, kiên trì và liên tục.
Trả lờiXóa