Theo Bộ Công an, từ khi xuất hiện dịch Covid-19 đến
nay, trên không gian mạng đã có gần 300.000 tin, bài đăng trên các trang thông
tin điện tử, blog, diễn đàn; gần 600.000 tin, bài, video clip liên quan đến dịch
bệnh đã được đăng trên mạng xã hội.
Trong đó, rất nhiều tin, bài có nội dung chưa được kiểm
chứng, xuyên tạc, sai sự thật, thu hút hàng triệu lượt bình luận, chia sẻ. Đây
thực sự là những “nguy cơ" đến từ bàn phím, là lực cản lớn trong nỗ lực
phòng, chống Covid-19 ở nước ta.
Điều gì đang xảy ra?
Có thể thấy, sự ra đời của mạng xã hội đã góp phần định
hình lại thế giới truyền thông trước đây vốn là độc quyền của các hãng thông tấn,
đài truyền hình, đài phát thanh, tòa soạn báo. Nhưng nay, thế giới truyền thông
khác đã, đang mở ra là mạng xã hội, góp phần hình thành cái gọi là một lớp “nhà
báo” công dân… tự do biểu đạt, truyền tải thông tin.
Và tất nhiên, nhu cầu “tôi là người thạo tin nhất” lên
rất cao ở một bộ phận người thiếu hiểu biết hoặc biết nhưng sẵn sàng đăng tải
những thông tin không có kiểm chứng, sai sự thật. Trong dịch Covid-19 cũng vậy.
Chỉ trong thời gian ngắn, Công an thành phố Hà Nội đã xử lý gần 30 trường hợp
đăng tải thông tin không đúng sự thật về dịch Covid-19 trên mạng xã hội. Trước
cơ quan công an, các trường hợp này đều thừa nhận do thiếu hiểu biết, không tìm
hiểu kỹ đã đăng tải thông tin không đúng sự thật.
Song, đây chưa phải là tất cả. Kể từ khi những ca nhiễm
Covid-19 đầu tiên ở Việt Nam, những phần tử cơ hội chính trị, đối tượng chống đối,
phản động... đã xem đây là "cơ hội vàng" để gia tăng các hoạt động chống
phá, gây bất ổn về trật tự xã hội, gây hoang mang dư luận.
Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng này là đưa tin
giả, tin bịa đặt, chống phá có một cách thức chung là: Thiết lập nhiều trang mạng,
hội nhóm, tài khoản Facebook… để tán phát, chia sẻ các bài viết, hình ảnh,
video có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, kích động về tình hình dịch bệnh tại Việt
Nam. Nhiều trang bịa đặt các thông tin gây sốc về số người chết do nhiễm
Covid-19 tại Việt Nam, hướng dẫn cách chữa trị tại nhà như uống rượu, tắm cây sả,
sử dụng tinh dầu tràm… từ đó kêu gọi tự chữa bệnh và không thực hiện cách ly, tẩy
chay hướng dẫn của Bộ Y tế...
Đặc biệt, các đối tượng xấu lợi dụng “khoảng trống
thông tin” trên các kênh thông tin chính thống (do phải có thời gian xác định
nguồn tin) để lồng ghép các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, gây hoang mang trong
dư luận xã hội.
Đáng tiếc, nhiều người do thiếu hiểu biết đã góp nhặt,
chia sẻ những thông tin sai sự thật, thậm chí là thông tin của các trang mạng
phản động trên Facebook cá nhân, vô tình tiếp tay cho việc lan truyền thông tin
sai sự thật. Bên cạnh đó, còn có nhiều trường hợp đăng tin nhằm câu view, câu
like, tăng sự tương tác, thể hiện “cái tôi” của mình và phục vụ mục đích bán
hàng trực tuyến…
Tất cả những kẻ tung tin sai sự thật về dịch bệnh phải bị xử lý nghiêm khắc
Trả lờiXóaCần phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ xuyên tạc sự thật
Trả lờiXóa