Ngày 23-5-2021, cử tri cả nước sẽ bước vào
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của
đất nước. Là ngày để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân, lựa chọn bầu
ra những người tiêu biểu, đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của chính mình trong cơ quan quyền lực Nhà nước từ Trung
ương đến địa phương.
Tuy nhiên, trái ngược với khí thế, kỳ vọng,
niềm tin, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trước ngày hội lớn
của toàn dân tộc, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại ra sức
tìm mọi cách để xuyên tạc, chống phá. Một trong những nội dung chúng tập trung
công kích là tính dân chủ trong bầu cử. Chúng cho rằng, cuộc bầu cử của chúng
ta chỉ là hình thức; kết quả bầu cử đã được sắp đặt trước, nên nhân dân không
nên đi bầu cử cho phí thời gian. Đây là hành động không mới, nhưng chúng ta
cũng cần nêu cao cảnh giác, đấu tranh.
Ngay từ khi động viên toàn thể nhân dân
tích cực tham gia bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định ý nghĩa của việc bầu cử: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự
do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong
cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng
cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo,
tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có
hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là
dân chủ, đoàn kết. Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử
ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân”.
Thấm nhuần tư tưởng có tính nguyên tắc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, kể từ Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên diễn ra ngày 06-1-1946
đến nay, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng phát huy tối đa quyền làm chủ của
nhân dân trong bầu cử.
Trong đó, quyền bầu cử, ứng cử được coi là
quyền quan trọng của công dân được Hiến pháp quy định. Gần đây nhất, Điều 27 của
Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và
đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND”. Ngoài các quy
định về độ tuổi là cần thiết bảo đảm độ chín chắn trong sự lựa chọn của cử tri,
pháp luật nước ta không quy định điều kiện nào khác.
Cụ thể hơn, tại Khoản 1 Điều 7 Hiến pháp
2013 quy định: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được tiến hành
theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”. Nguyên tắc phổ
thông thể hiện tính toàn dân, toàn diện, công khai và dân chủ rộng rãi của bầu
cử. Bầu cử là công việc của mọi công dân, là sự kiện chính trị trọng đại của xã
hội, đòi hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện quyền bầu cử, ứng cử. Nguyên tắc
bình đẳng bảo đảm để mọi công dân có khả năng như nhau tham gia bầu cử, nghiêm
cấm mọi sự phân biệt, nhằm bảo đảm sự khách quan trong bầu cử, không thiên vị.
Để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, Nhà nước
có các biện pháp bảo đảm để đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ chiếm tỷ lệ
thích đáng trong bộ máy của mình. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp bảo đảm để cử tri
trực tiếp lựa chọn người đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước bằng lá
phiếu của mình, không qua khâu trung gian. Đây là nguyên tắc cần thiết, bảo đảm
tính khách quan của bầu cử. Nguyên tắc bỏ phiếu kín bảo đảm cho cử tri tự do lựa
chọn, để sự lựa chọn đó không bị ảnh hưởng bởi những điều kiện và yếu tố bên
ngoài.
Các nguyên tắc bầu cử nêu trên thống nhất
với nhau, bảo đảm cho cuộc bầu cử khách quan, dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng
của cử tri khi lựa chọn những người có đủ đức, đủ tài, đủ uy tín và trách nhiệm
đại diện cho quyền, nguyện vọng chính đáng của mình trong các cơ quan Nhà nước.
Để chuẩn bị cho ngày hội lớn diễn ra vào
tháng 5 tới, ngay từ giữa năm trước (ngày 20-6-2020), Bộ Chính trị đã ban hành
Chỉ thị số 45-CT/TW về lãnh đạo cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2021-2026; yêu cầu cả hệ thống chính trị tập trung dốc sức chuẩn bị
các điều kiện cần thiết để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử, bảo đảm cuộc bầu cử
được tiến hành một cách thật sự dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn và
tiết kiệm.
Trong Chỉ thị cũng nhấn mạnh, Nhà nước ta
là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân tổ chức ra nhà
nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, nhân
dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm
chủ của mình để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết lập
ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội và mang lại ấm no,
hạnh phúc cho chính người dân.
Để đấu tranh trước những luận điệu, xuyên
tạc về tính dân chủ trong bầu cử, trước tiên, cấp ủy, chính quyền các cấp trong
tỉnh cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để mọi cán bộ, đảng viên và
các tầng lớp nhân dân hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử.
Trong đó, tập trung tuyên truyền về các
quy định của Luật Bầu cử ĐBQH và HĐND; Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị về
lãnh đạo cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026;
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong bầu cử.
Từ đó, động viên cử tri tự giác, tích cực
và chủ động tham gia bầu cử, gắn với việc nắm bắt tư tưởng chính trị, tâm tư
nguyện vọng của mọi cử tri; đề ra các giải pháp kịp thời đối với những vấn đề
nhạy cảm, những vấn đề có thể phát sinh; tuyên truyền bảo đảm tỷ lệ cử tri đi bầu
cao nhất.
Trước, trong và sau khi cuộc bầu cử diễn
ra, các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang cần phải nâng cao cảnh giác SSCĐ; phối
hợp hiệp đồng chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng quân,
kịp thời đấu tranh với những cá nhân, tổ chức lợi dụng dân chủ để dẫn dắt dư luận
xã hội, phá hoại cuộc bầu cử. Mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân phải làm hạt
nhân trong cung cấp, định hướng thông tin giúp nhau nhận diện rõ bản chất sai
trái, bịa đặt về tính dân chủ trong bầu cử, từ đó, cảnh giác với các luồng
thông tin xấu, độc liên quan đến cuộc bầu cử do các thế lực thù địch, phản động
tung ra.
Để làm được điều đó, cấp ủy, chính quyền
các cấp cần có cơ chế thông tin phù hợp, hiệu quả để kịp thời cung cấp các
thông tin thường xuyên, liên tục về công tác chuẩn bị và quá trình bầu cử, qua
đó giúp nhân dân có điều kiện tiếp cận các thông tin chính thống; hạn chế ảnh
hưởng của những thông tin sai trái, xấu độc, đồng thời chủ động đấu tranh kiên
quyết với các luận điệu chống phá, phá hoại bầu cử trên không gian mạng; nhất
là việc lợi dụng dân chủ để dẫn dắt dư luận xã hội, phá hoại cuộc bầu cử.
Điều quan trọng nhất là mỗi cán bộ, chiến
sĩ và nhân dân cần nâng cao khả năng “tự đề kháng”, tự bảo vệ chính mình trước
các thông tin, xấu độc, xuyên tạc tính dân chủ trong bầu cử. Từ đó, có thái độ,
trách nhiệm đấu tranh không khoan nhượng với kẻ xấu cả trước, trong và sau thời
điểm diễn ra cuộc bầu cử.
Mọi người dân phải có trách nhiệm đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóaMỗi công dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được âm mưu của của các thế lực thù địch và bọn phản động không để chúng lừa gạt, kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóa