Cùng với sự hội nhập
nhanh, sâu rộng và toàn diện trong lĩnh vực kinh tế, hội nhập quốc tế trong
lĩnh vực văn hoá - xã hội cũng có những bước phát triển quan trọng. Hội nhập với
tốc độ cao hơn, toàn diện hơn, đa dạng về hình thức, phương thức, đối tác và chất
lượng hội nhập ngày càng nâng cao. Việt Nam đã ký hơn 100 thoả thuận, điều ước
quốc tế song phương có nội dung văn hoá, đã thu hút bạn bè quốc tế đến với Việt
Nam ngày càng nhiều. Các hình thức giao lưu văn hoá, phim ảnh, thời trang… của
Việt Nam với quốc tế ngày càng nhiều.
Hội nhập văn hoá cũng là
cơ hội để Việt Nam quảng bá đất nước, con người, văn hoá Việt Nam và tiếp thu
giá trị văn hoá các nước. Nhờ có hội nhập mạnh mẽ về văn hoá mà bạn bè quốc tế
đến Việt Nam ngày càng nhiều. Trong suốt nhiều năm vừa qua, khách du lịch đến
Việt Nam đều tăng với tốc độ cao, góp phần cả về phát triển kinh tế và văn hoá,
xã hội. Cũng từ thành công của hội nhập trong lĩnh vực này đưa tới việc hình
thành nhiều dự án, nhiều công trình văn hoá tại Việt Nam với quy mô ngày càng
được mở rộng, tạo điều kiện để nhân dân ta có cơ hội tiếp cận và thưởng thức những
giá trị văn hoá tiêu biểu của nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó, thúc đẩy tiềm
năng sáng tạo của nhân dân và khuyến khích giao lưu với cộng đồng quốc tế. Nguồn
lực và động lực về văn hoá- xã hội được tăng cường sẽ là yếu tố quan trọng để
chúng ta giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Đồng thời, hội nhập quốc tế
cũng tạo công ăn việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Sau 35 năm
đổi mới và hội nhập, tỷ lệ nghèo giảm mạnh. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ nghèo
giảm mạnh từ gần 60% vào năm 1993 xuống còn 37,4% năm 1998, xuống còn 13,4% năm
2008 và đến năm 2016 chỉ còn 5,8%.
Bài viết rất hay và ý nghĩa
Trả lờiXóa