Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU PHỦ NHẬN VAI TRÒ CHỦ ĐẠO CỦA KINH TẾ NHÀ NƯỚC

Thành phần kinh tế nhà nước có sức mạnh kinh tế các nguồn lực vật chất của nhà nước, từ doanh nghiệp nhà nước; sức mạnh kinh tế đứng sau các chính sách và hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước, sức mạnh từ sự cộng hưởng giữa hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tài chính nhà nước, luật pháp và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Với sức mạnh to lớn đó, kinh tế nhà nước có khả năng tạo ra các điều kiện vật chất, làm đầu tàu kéo các thành phần kinh tế khác, thúc đẩy nền kinh tế vận hành và phát triển. Kinh tế nhà nước là lực lượng bảo đảm cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế; là lực lượng có khả năng can thiệp, điều tiết, hướng dẫn, giúp đỡ và liên kết, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Kinh tế nhà nước còn đảm nhận các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có tính chiến lược đối với lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, những lĩnh vực mũi nhọn, có hệ số rủi ro cao mà các thành phần kinh tế khác kể cả kinh tế tư nhân không có khả năng.

Ngoài ra, do bản chất về mặt sở hữu nên kinh tế nhà nước gánh vác chức năng và vai trò xã hội to lớn. Điều này thể hiện ở chỗ, các doanh nghiệp nhà nước đảm nhận những ngành ở những địa bàn khó khăn, thực hiện sự bảo đảm cân bằng về đầu tư phát triển theo vùng, miền, đảm nhận các ngành sản xuất hàng hóa công cộng thiết yếu. Đi đầu trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, gắn tăng trưởng với tiến bộ và công bằng, phát triển nhanh với phát triển bền vững là thước đo để đánh giá sự “chủ đạo”, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác của kinh tế nhà nước.

Tuy nhiên, kinh tế nhà nước vẫn còn những hạn chế, yếu kém nhất định như: Hiệu quả sản xuất, kinh doanh, năng suất của một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước còn thấp; sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu, thất thoát và thua lỗ còn lớn; tình trạng đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, độc quyền doanh nghiệp đang hiện hữu... Những yếu kém trên diễn ra trong trong khâu tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh bắt nguồn từ những sai lầm, yếu kém của một số cá nhân lãnh đạo và nhà quản trị doanh nghiệp,... chứ không phải là sai lầm về quan điểm, chủ trương kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Vậy nên, một số luận điệu cho rằng phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam không nên để thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo mà hãy để kinh tế tư nhân dẫn dắt, định hướng, kiểu như ở các nước tư bản là hoàn toàn sai trái. Đây là  mưu đồ của các thế lực thù địch, sâu xa họ muốn phá hoại thành quả cách mạng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

2 nhận xét:

  1. Các thế lực thù địch rất điên cuồng chống phá Việt Nam; chúng dùng mọi thủ đoạn để chống phá; chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước luận điệu sai trái của kẻ thù để không bị mắc bẫy của chúng.

    Trả lờiXóa
  2. Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.

    Trả lờiXóa