Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách
mạng 4.0, mọi thông tin trong cuộc sống luôn được cập nhật nhanh nhất, lan tỏa
khắp nơi trên thế giới. Mạng xã hội hay người ta đang gọi là quyền lực thứ 5, một
thứ quyền lực mềm đang được thể hiện rõ nét, sống động và ai ai cũng dễ dàng cảm
nhận được ở thời điểm hiện nay. Cũng như những quyền lực khác, mạng xã hội cũng
có hai mặt tốt và xấu cùng tồn tại song song. Có rất nhiều minh chứng thể hiện
rõ sức mạnh quyền lực trên thông qua các mạng xã hội như facebook, zalo,
twiter... Nó bao trùm qua mọi lĩnh vực, từ giải trí, an sinh xã hội, văn hóa đến
những câu chuyện phiếm vỉa hè mà người ta bàn ra tán vào mọi lúc mọi nơi, cũng
dễ dàng tác động đến công chúng thông qua Quyền lực mềm - mạng xã hội.
Thông tin trên báo chính thống khi xuất bản
ra trước công chúng, do đã trải qua một “bộ lọc” rất chặt chẽ, qua những quy
trình tác nghiệp, qua đạo đức nghề nghiệp nên hạn chế tối đa các thông tin gây
“nhiễu”. Còn mạng xã hội, thông tin như thác lũ, được đăng bởi bất kỳ ai, chỉ cần
có một chiếc điện thoại thông minh hay một chiếc máy tính có kết nối với mạng
internet là bạn đã trở thành một “người đưa tin” hữu hiệu. Những thông tin này
lại dễ dàng lan tỏa thông qua các chức năng LIKE và SHARE. Chính yếu tố lan tỏa
dễ dàng và rất khó kiểm chứng kia đã khiến cho chúng ta đôi khi vô tình tiếp
tay cho những hành vi xấu, mục đích xấu, có ảnh hưởng tiêu cực đến các cá nhân
và xã hội.
Nếu như quyền lực thứ 5 – Quyền lực mềm được
sử dụng đúng mục đích, thì sẽ mang lại vô vàn lợi ích cho cá nhân, cho xã hội,
hay rộng hơn là cho cả một quốc gia. Như ngành công nghiệp giải trí của Hàn Quốc
đã sử dụng triệt để và phát huy tối đa quyền lực mềm của mạng xã hội. Những
siêu sao ca nhạc, điện ảnh không chỉ phủ được tính giải trí đến giới trẻ ở khắp
Châu Á mà còn góp phần quảng bá văn hóa của xứ sở Kim Chi ra toàn thế giới...
Mạng xã hội đã trở thành cầu nối để chúng
ta cùng nhau chia sẻ những nỗi đau và mất mát với những người đang phải trải
qua những ngày sóng gió. Qua đó đã cho thấy sức mạnh của mạng xã hội lớn thế
nào, những lợi ích của mạng xã hội sẽ đem lại cho chúng ta rất nhiều và tác động
tích cực nếu chúng ta biết cách sử dụng chúng một cách hợp lí.
Dù có rất nhiều lợi ích, nhưng người ta
cũng không thể phủ nhận Quyền lực mềm - mạng xã hội cũng có không ít tác hại.
Trước hết là về mặt thể chất của con người. Nếu dùng liên tục trong thời gian
dài, ánh sáng nhân tạo và bức xạ từ màn hình vi tính, điện thoại sẽ gây ảnh hưởng
tiêu cực cho cả mắt và não bộ.
Không những gây hại về sức khỏe, mạng xã hội
còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do
nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt chặt chẽ nên còn
tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, phản văn hoá. Trong khi rất nhiều người
còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo
theo đó là hành động sai lầm như: giết người, nghiện hút, mại dâm... Một số
thông tin trên MXH mang tính chất soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời tư của
người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, gây bức xúc trong dư luận
xã hội, vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục, bôi nhọ đời tư,
vu khống...
Mạng xã hội luôn dễ dàng tạo ra những hệ lụy
khó lường, những đợt sóng thần, có tác dụng dẫn dắt đám đông theo cách người
đăng tải thông tin mong muốn. Khi ta đăng một status, một câu chuyện nào đó hay
khi ta “like” hoặc share một status hay một câu chuyện nào đó là chúng ta đã
truyền đi một thông điệp tới cộng đồng. Có thể, chúng ta thực hiện những hành
vi trên một cách vô thức, nhưng hậu quả đôi khi để lại rất nặng nề.
Vì vậy, khi dùng mạng xã hội mọi người cần
chú ý:
1. Người nổi tiếng chưa chắc nói gì cũng
đúng. Giả mạo người nổi tiếng là một chiêu thức mà bọn phản động thường dùng.
Nhiều câu nói của lãnh đạo các cấp bị cắt ghép, không nằm trong ngữ cảnh nói,
không được kiểm chứng và được tung lên với mục đích xấu, xuyên tạc...
2. Thông tin được chia sẻ nhiều chưa chắc
là thật. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra nhận định, bình luận hay chia sẻ.
3. Hiệu ứng cái xấu bao giờ cũng lan truyền
nhanh hơn cái tốt.
4. Các thông tin xuyên tạc nguy hiểm bao giờ
cũng ẩn mình một cách kín đáo và khéo léo trong các vấn đề xã hội nhạy cảm, dễ
gây bức xúc.
5. Cảnh giác cao độ, đừng quá cả tin. Hình ảnh,
video hoàn toàn có thể làm giả, khi chưa xác thực được đúng hay sai thì không
nên đưa ra quan điểm chủ quan của bản thân./.
Hiện nay, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.
Trả lờiXóaNếu mọi người dân đều tỉnh táo, sáng suốt trong sàng lọc thông tin, nhận diện và ứng xử phù hợp trước những thông tin xấu độc thì các thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá.
Trả lờiXóa