Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

XUYÊN TẠC VỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM CỦA VÕ NGỌC ÁNH

 


Bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn thường xuyên xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, làm cộng đồng quốc tế hiểu không đúng thực chất dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Đặc biệt, gần đây sau khi có thông tin Việt Nam tham gia ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025, trên báo quốc dân Võ Ngọc Ánh và “đám dân chủ cuội” đã có những luận điệu xuyên tạc về tình hình nhân quyền Việt Nam với tiêu đề: “Việt Nam xem giá trị dân chủ, nhân quyền như kẻ thù”. Đây rõ ràng là luận điệu bịa đặt, xảo trá của Võ Ngọc Ánh và đồng bọn.

Thực tế đã chứng minh, Việt Nam đã từng tham gia và có tinh thần trách nhiệm cao, đóng góp vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, luôn tích cực bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân. Ngày 12/11/2013, với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016. Trong suốt nhiệm kỳ là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (2014 – 2016), Việt Nam luôn nỗ lực là một thành viên nghiêm túc, có trách nhiệm, chủ động, tích cực và xây dựng. Trong 3 năm đảm nhận vai trò thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã có đóng góp thiết thực vào thúc đẩy đối thoại và hợp tác; tăng cường tính hiệu quả, minh bạch và cân bằng trong công việc của Hội đồng nhân quyền; đóng góp xây dựng chuỗi giá trị chung của nhân loại.

Việc tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc đã giúp tăng cường tiếng nói, nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; góp phần bảo vệ lợi ích của Việt Nam và các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để Việt Nam đề cao chính sách, thành tựu, nỗ lực trong việc thúc đẩy và bảo đảm quyền con người…. Ngoài ra, việc là thành viên Hội đồng Nhân quyền cũng giúp Việt Nam có thêm công cụ đấu tranh, phản bác những luận điệu, thông tin sai lệnh về tình hình nhân quyền trong nước; hỗ trợ thúc đẩy quan hệ song phương với các nước. Đối với Việt Nam, việc tham gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc có ý nghĩa to lớn, không chỉ thể hiện cam kết bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, mà còn khẳng định tinh thần trách nhiệm, đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong vấn đề nhân quyền.

Về tình hình nhân quyền trong nước, dù là quốc gia đang phát triển và còn nhiều khó khăn, song Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận là một điểm sáng với những nỗ lực không ngừng để mọi người dân được thụ hưởng đầy đủ quyền con người. Bên cạnh việc không ngừng đảm bảo các quyền công dân về bầu cử, ứng cử, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận… Việt Nam được quốc tế đánh giá rất cao việc đảm bảo cho mọi người dân được hưởng ấm no, tăng trưởng kinh tế ngày càng gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Những chương trình của Nhà nước cùng sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm giúp đỡ người nghèo với các hình thức khác nhau, đã đưa tới kết quả là tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm khoảng 1,43%/năm; hơn 650 xã, 1.200 thôn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 170 nghìn ngôi nhà “Đại đoàn kết” được xây dựng; cùng với người dân tộc thiểu số và hộ nghèo được hưởng 100% bảo hiểm y tế, 2.327.000 người thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế… Cùng với việc tăng trưởng kinh tế, hầu hết các chỉ tiêu về văn hóa, xã hội, chỉ số phát triển con người… ở Việt Nam đều có sự thay đổi tiến bộ. Mọi cam kết quốc tế về nhân quyền đều được Việt Nam tuân thủ nghiêm. Chính vì thế, Việt Nam đã 2 lần được tín nhiệm bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc khóa 2001 – 2003 và 2013 – 2016.

Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay, việc Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam quyết tâm bằng mọi biện pháp bảo vệ tính mạng người dân trước đại dịch Covid-19, chính là một sự khẳng định rõ ràng về thành tựu, chủ trương nhất quán, toàn diện và đúng đắn này. Với gói an sinh xã hội gần 62.000 tỷ đồng khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19, 11.500 tấn gạo hỗ trợ khẩn cấp và hàng nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để cứu trợ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả “lũ chồng lũ, bão chồng bão” là nỗ lực rất lớn, kịp thời, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất tác động của đại dịch Covid-19 và bão lụt, giúp mọi người được hưởng quyền sống, quyền được chăm sóc y tế, quyền mưu sinh, và tiếp tục làm sáng tỏ tinh thần coi lợi ích nhân dân là mục tiêu hàng đầu, với quyết tâm “không để ai bỏ lại phía sau” .

Do đó, những tổ chức, cá nhân như Võ Ngọc Ánh và đồng bọn cố tình lợi dụng dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, bôi nhọ và xâm hại đến lợi ích Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải bị lên án và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Chúng ta tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mà phải luôn đề cao cảnh giác, tỉnh táo nhận diện, kiên quyết vạch trần, kịp thời bác bỏ mọi âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, bất mãn chính trị cố tình lợi dụng dân chủ, nhân quyền nhằm đưa ra những thông tin sai trái, xuyên tạc, tác động tiêu cực dư luận xã hội, phủ nhận nỗ lực hành động vì nhân quyền, vì con người của Đảng, Nhà nước Việt Nam

                                                                                      Lính chiến

2 nhận xét:

  1. Mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.

    Trả lờiXóa
  2. Người dân Việt Nam cần tỉnh táo trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; không để chúng lợi dụng, lôi kéo, kích động tiến hành các hoạt động bất hợp pháp.

    Trả lờiXóa