Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản
quốc gia vô cùng quý giá, tư liệu sản xuất đặc biệt, nguồn lực quan trọng của đất
nước. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước
ta luôn nhất quán quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhưng, có những luận điệu cho rằng, quan điểm
về sở hữu đất đai như trên là thiếu thuyết phục, áp đặt, khiên cưỡng nên cần thực
hiện sở hữu tư nhân hoặc đa sở hữu về đất đai.
Tư hữu hóa hoặc đa dạng hóa hình thức sở hữu
đất đai sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường, ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ.
Cần nhận thức rõ rằng: Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đòi hỏi phải
chuyển một lượng diện tích đất nông nghiệp vào mục đích phi nông nghiệp, nếu thực
hiện tư hữu hoặc đa dạng hóa hình thức sở hữu đất đai sẽ là rào cản thực sự cho
quá trình này; việc thực hiện sở hữu tư nhân dẫn đến quá trình tích tụ, tập
trung đất đai vào tay một số ít người, đi ngược lại với lợi ích mà chế độ ta
đang xây dựng, ngược lại với nguyện vọng của quần chúng nhân dân đứng lên làm
cách mạng. Nếu thực hiện chế độ sở hữu tư nhân đất đai, dù Nhà nước có thể giữ
lại quyền quy hoạch mục đích sử dụng từng thửa đất và ràng buộc “chủ sở hữu đất”
thực hiện một số quy định vì môi trường sống chung, nhưng không ai có thể ngăn
cản người chủ đất sử dụng đất theo ý họ, khi đất là tài sản riêng của họ. Lý do
này còn khiến đất đai có xu hướng được sử dụng không hiệu quả, không vì mục
đích sinh tồn của toàn dân. Mặt khác, thực hiện đa sở hữu hóa đất đai, về cơ bản
giống các nước tư bản, khi đó đất đai sẽ nằm trong tay các chủ sở hữu khác
nhau, đối xử thuần túy trên quan điểm lợi ích, trao đổi theo giá thị trường. Và
khi đó, những hệ lụy về “địa tô” là bài học đã tồn tại hàng trăm năm ở chế độ
tư bản cũng như tình cảnh người nông dân bị địa chủ bóc lột hà khắc trong chế độ
phong kiến lại có cơ hội tái sinh dưới những hình thức khác nhau.
Những yếu kém, mâu thuẫn, bức xúc nảy sinh
từ đất đai hiện nay không xuất phát từ vấn đề sở hữu toàn dân, mà xuất phát từ
thực trạng tổ chức thực hiện, sử dụng và quản lý đất đai. Sở hữu toàn dân về đất
đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý là tất yếu, một mặt, phản
ánh tính ưu việt của chế độ xã hội mà chúng ta xây dựng, tính nhân dân và tính
dân tộc sâu sắc của Nhà nước; mặt khác, tạo ra những điều kiện thuận lợi để Nhà
nước có quyền được sử dụng như một công cụ kiến tạo chính sách, xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật, hạ tầng công cộng đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóaChúng ta phải tích cực đấu tranh vạch trần bộ mặt nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận ở các tài khoản của bọn chúng.
Trả lờiXóa