Thực hiện chính sách hội
nhập quốc tế toàn diện, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng an ninh cũng
không ngừng được phát triển và mở rộng. Hội nhập quốc phòng - an ninh vừa phục
vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước vừa góp phần bảo vệ độc lập, tự chủ, chủ
quyền quốc gia trong bối cảnh mới. Việt Nam đã chuyển từ chủ trương tham dự,
sang phát huy vai trò thành viên có trách nhiệm trên nhiều diễn đàn khu vực và
toàn cầu. Nội dung hội nhập quốc tế để giữ nước từ xa, từ sớm, giữ nước từ khi
“nước còn chưa nguy”. Việt Nam đã từng bước mở rộng hợp tác quốc phòng - an
ninh với các nước lớn và các nước trong khu vực. Việt Nam đã đẩy mạnh thực hiện
các cơ chế đối thoại Quốc phòng - An ninh, giao lưu biên phòng với các nước
láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia, trao đổi hữu nghị của tàu hải quân
được đẩy mạnh. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ quốc phòng chính thức với gần 70
nước, đặt văn phòng tuỳ viên quân sự tại hơn 30 nước và hơn 40 nước có văn
phòng tuỳ viên quân sự tại Việt Nam. Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào các
diễn đàn an ninh quốc phòng khu vực và từng bước tham gia vào các hoạt động hợp
tác quốc tế về an ninh quân sự toàn cầu. Việt Nam cũng đã tham gia các hoạt động
gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc. Việt Nam đã gửi các sỹ quan thông tin đến
các Phái bộ gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc tại Cộng hoà Trung Phi, Nam Xu
Đăng và tiếp theo đó đã triển khai các bệnh viện dã chiến cấp 2 và công binh.
Như vậy, Việt Nam không chỉ giữ vững độc lập chủ quyền của Tổ quốc mà còn chủ động,
tích cực đóng góp vào việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế.
Chính sách đối ngoại độc
lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế là chính sách nhất quán trong đường lối đối
ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Về mặt lý luận đây là mối quan hệ biện chứng, tất
yếu, khách quan, bất kỳ quốc gia nào muốn hội nhập quốc tế thành công đều phải
vận dụng hợp lý mối quan hệ này. Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta
trong suốt những năm đổi mới vừa qua đã thể hiện nhất quán và từng bước cụ thể
nội dung của chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế cho từng
giai đoạn phù hợp với bối cảnh nhất định. Đó cũng là quá trình phát triển quan
hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Thực tiễn triển khai và kết
quả đạt được sau 35 năm đổi mới cho thấy chính sách đối ngoại trên là hoàn toàn
đúng đắn và khoa học. Hội nhập quốc tế của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả
về chiều rộng và chiều sâu. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
hầu hết các nước trên thế giới, xây dựng đối tác chiến lược và đối tác toàn diện
với nhiều nước, trong đó có nhiều nước lớn, có vị trí và tầm ảnh hưởng quan trọng
của thế giới và khu vực. Việt Nam cũng tham gia vào hầu hết các tổ chức quốc tế
và khu vực quan trọng và thực sự có nhiều đóng góp quan trọng và có trách nhiệm
trong những tổ chức này. Quá trình đó, Việt Nam cũng đã từng bước hội nhập toàn
diện trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc
phòng - an ninh. Trong đó hội nhập kinh tế là nòng cốt, là cơ sở, hội nhập
trong các lĩnh vực khác là toàn diện và bổ sung cho hội nhập kinh tế quốc tế. Hội
nhập quốc tế đã góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn có ý lịch sử của
đất nước trong 35 đổi mới vừa qua.
Những thành tựu to lớn
trong hội nhập quốc tế nói riêng, trong công cuộc đổi mới của Việt Nam nói
chung thực sự là những luận cứ xác đáng nhất để bác bỏ những luận điệu sai
trái, thù địch về lĩnh vực này./.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa