Từ khi tiến hành công cuộc
đổi mới đến nay, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới.
Quá trình này đã thu được những kết quả hết sức to lớn, góp phần quan trọng vào
những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới. Điều đó cho thấy chủ trương
đúng đắn, chủ động tích cực hội nhập quốc tế của Đảng và nhà nước ta. Trong quá
trình triển khai, chính sách đối ngoại với mục tiêu bảo đảm lợi ích tối cao của
quốc gia dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình
đẳng và cùng có lợi. Mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế được
quán triệt xuyên suốt trong mọi chính sách và hành động. Kết quả là ta đã từng
bước hội nhập một cách sâu rộng vào khu vực và thế giới.
Năm 1990, Việt Nam đã thiết
lập quan hệ ngoại giao với Liên minh châu Âu, năm 1995 chúng ta đã bình thường
hoá quan hệ với Mỹ, gia nhập ASEAN, ký Hiệp định khung hợp tác với Liên minh
châu Âu và làm đơn gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Năm 2000, Việt Nam ký
Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Việc ký Hiệp định này có ý nghĩa hết
sức quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đầu tư, thương mại và
tang trưởng của nền kinh tế nước ta. Đến năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở
thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới.
Cùng với quá trình hội nhập
khu vực và toàn cầu, Việt Nam cũng đã tăng cường hợp tác song phương, triển
khai mạnh mẽ quan hệ hợp tác với các đối tác quan trọng, nhất là xây dựng khuôn
khổ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện. Nhìn chung, các đối tác chiến lược
và đối tác toàn diện mà Việt Nam ký kết đều là những đối tác quan trọng với lợi
ích cả về kinh tế, chính trị và đối ngoại nói chung. Việt Nam là nước duy nhất
trong ASEAN đã thiết lập khuôn khổ đối tác chiến lược và đối tác chiến lược
toàn diện với toàn bộ 5 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, toàn bộ
nhóm nước G7 và 13/20 nước G20 và 8/9 nước trong ASEAN. Các đối tác này chiếm
8/10 thị trường xuất khẩu chính, với 60,7% tổng giá trị xuất khẩu; 9/10 thị trường
nhập khẩu chính với 74,7% tổng giá trị nhập khẩu, 76,7% tổng lượng khách du lịch;
đóng góp 74% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cơ sở quan hệ đối tác chiến
lược và đối tác toàn diện đã ký kết đã góp phần củng cố môi trường hoà bình, hữu
nghị hợp tác với các đối tác quan trọng, đặc biệt là với các nước lớn, với các
nước láng giềng chung biên giới. Đồng thời, việc thiết lập quan hệ đối tác với
các nước lớn, có vai trò quan trọng góp phần giúp Việt Nam xử lý tốt quan hệ với
các nước lớn, đưa hợp tác trở thành chủ đạo, đồng thời tạo cơ chế và kênh trao
đổi giảm thiểu sự khác biệt trong quan hệ với các nước này, tạo điều kiện để
tăng cường lòng tin. Thông qua các quan hệ song phương đã được thiết lập đã tạo
ra sự đan xen lợi ích, giúp Việt Nam tranh thủ được nguồn lực quốc tế để phát
triển đất nước. Ngoài ra, thông qua các đối tác quan trọng này, đã góp phần
nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế, thể hiện thông qua vị trí của
ta trong chính sách đối ngoại của các nước cũng như trong các khuôn khổ hợp tác
đa phương.
Chính sách đối ngoại của Việt Nam hết sức đúng đắn
Trả lờiXóaĐộc lập tự chủ là trên hết
Trả lờiXóa