Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021

CHỨC NĂNG ĐẠI DIỆN CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM

Bên cạnh chức năng lập pháp, chức năng đại diện cũng được thể hiện rõ trong bản Hiến Pháp Việt Nam năm 2013. Điều 69, chương V của Hiến pháp 2013 ghi: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân”. Cụ thể hơn, điều 79 quy định các chiều cạnh của chức năng đại diện: “i) Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; ii) Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo”.

Có thể thấy, Quốc hội Việt Nam đang áp dụng mô hình “đại diện theo cơ cấu hệ thống chính trị và cơ cấu xã hội”. Các đại biểu Quốc hội được phân bố để bảo đảm những đặc trưng của hệ thống chính trị (như khối cơ quan Đảng, cơ quan Chủ tịch nước, cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ, quân đội, tòa án, công an, viện kiểm sát, và Mặt trận Tổ quốc); cấu trúc chính quyền (đại biểu trung ương và đại biểu địa phương); cũng như một số phân hệ cơ cấu xã hội chính yếu (đại biểu theo tỷ lệ giới, dân tộc, độ tuổi, tôn giáo, nghề nghiệp).

Hiện nay, có hai vấn đề được quan tâm nhiều nhất liên quan đến chức năng đại diện của Quốc hội Việt Nam là: (i) số đại biểu thuộc khối cơ quan hành pháp quá đông; và (ii) số đại biểu ngoài Đảng còn ít. Nhận thức được điều này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV dự kiến sẽ giảm số đại biểu từ khối hành pháp và gia tăng số đại biểu ngoài Đảng (khoảng 25 đến 50 người) cho Quốc hội khóa XV.

2 nhận xét:

  1. Quốc hội Việt Nam đang áp dụng mô hình “đại diện theo cơ cấu hệ thống chính trị và cơ cấu xã hội”. Các đại biểu Quốc hội được phân bố để bảo đảm những đặc trưng của hệ thống chính trị

    Trả lờiXóa