Trong
bối cảnh thế giới đang có những chuyển biến phức tạp, việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập, tự
chủ và hội nhập quốc tế có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết.
Về
mặt lý luận, độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là hai mặt của mối quan hệ biện
chứng tồn tại trong suốt thời kỳ quá độ ở nước ta. Độc lập, tự chủ là nền tảng
bởi vì trong một thế giới còn chịu sự chi phối của kinh tế thị trường và nguyên
tắc tư bản chủ nghĩa thì các quốc gia dân tộc vẫn là các chủ thể chính trong bảo
vệ quyền và lợi ích của dân tộc trên trường quốc tế. Không có độc lập, tự chủ,
quốc gia sẽ trở thành công cụ trong tay các quốc gia khác, hậu quả là dân tộc bị
chèn ép, bóc lột, thua thiệt.
Trong mối quan hệ
biện chứng này hội nhập quốc tế và độc lập, tự chủ có mặt thống nhất, đồng thời
cũng có mặt mâu thuẫn lẫn nhau. Hội nhập quốc tế thống nhất với độc lập, tự chủ
kinh tế trên góc độ “Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều
kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng”. Hội nhập quốc tế tạo nguồn lực và
môi trường để tăng tiềm lực cho nền kinh tế độc lập tự chủ. Hơn nữa, hội nhập
quốc tế là cách thức thực hiện độc lập tự chủ tốt nhất trong điều kiện toàn cầu
hóa. Bởi vì trong một thế giới mà các nền kinh tế quốc gia phụ thuộc một cách
khách quan và nhau, thì hội nhập tích cực và chủ động không những tạo môi trường
thuận lợi cho phát triển kinh tế quốc gia mà còn tạo cơ hội ảnh hưởng đến luật
lệ ràng buộc giữa các nước.
Khi
thế giới còn hội nhập với nhau bằng ngôn ngữ thị trường thì tiềm lực kinh tế quốc
gia càng lớn, khả năng độc lập và tự chủ đưa ra được các quyết định hợp tình, hợp
lý càng cao, càng giúp quốc gia đó có điều kiện hội nhập hiệu quả và có lợi
hơn. Song hội nhập sẽ làm thay đổi nội hàm của độc lập và tự chủ theo hướng:
trong hội nhập, các Nhà nước quốc gia dân tộc phải chuyển giao bớt quyền tự quyết
của họ cho các định chế quản trị toàn cầu như WTO, IMF, WB... Nhiều quyết định
của các Nhà nước quốc gia phải tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế. Đó còn
chưa kể các quốc gia siêu cường lợi dụng tiềm lực mọi mặt của họ để áp chế các
nước yếu hơn. Muốn làm cho quyền tự chủ không bị suy giảm, quốc gia đó phải
vươn lên thực hiện quyền tự chủ trong các quyết định quốc tế. Đó là tầm cao và
vị thế mới của nền kinh tế độc lập, tự chủ trong tương lai của nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét