Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ 
TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam vừa là trách nhiệm, vừa là vinh dự của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; không phải là trách nhiệm của một cá nhân hay tổ chức riêng lẻ nào. Thực tế, khi thực dân Pháp gây hấn Nam bộ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi: Tổ quốc lâm nguy, chúng ta phải đứng cả dậy, tất cả quốc dân Việt Nam phải đứng cả dậy bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trải qua thời gian dài cho đến trước khi Đại hội Đảng lần thứ VI diễn ra, nhận thức về vấn đề bảo vệ Tổ quốc của chúng ta chủ yếu là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ với phương thức chủ yếu là bạo lực - vũ trang quân sự. Do đó, nhận thức về lực lượng bảo vệ Tổ quốc lúc này chưa đầy đủ, chủ yếu và trực tiếp là lực lượng vũ trang - Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trên cơ sở tổng kết và rút kinh nghiệm từ thực tiễn bảo vệ tổ quốc ở các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô, Đảng ta đã có sự nhận thức toàn diện hơn, đúng đắn hơn về mục tiêu, nội dung bảo vệ Tổ quốc bao gồm cả hai yếu tố tự nhiên và xã hội. Vì vậy, nhận thức về lực lượng bảo vệ Tổ quốc cũng đã có sự thay đổi về chất. Nghị quyết Đại hội Đảng tiếp tục khẳng định: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Với ý nghĩa đó, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, thực hiện theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đó là nhận thức mới về cơ chế bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới ở nước ta hiện nay.
Sức mạnh của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới chính là sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc bao gồm cả nội lực và ngoại lực, trong đó nội lực là chủ yếu. Phát huy sức mạnh nội lực của dân tộc, đó là sức mạnh của chế độ chính trị, sự trong sạch của đội ngũ cán bộ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt thành phần giai cấp, dân tộc, xuất thân; không phân biệt sự khác nhau giữa công dân trong nước hay đang định cư tại nước ngoài; không phân biệt đồng bào lương hay đồng bào giáo… cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Chú trọng hơn nữa trong việc phát huy vai trò to lớn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự nhất trí về chính trị và tinh thần, sự thống nhất nhận thức về quan điểm, chủ trương của Đảng ta trong nhân dân về vấn đề bảo vệ Tổ quốc, tham gia xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân trước những thách thức của thời cuộc, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Mặt khác, với vị thế và uy tín trên trường quốc tế ngày càng tăng, với sự mở rộng hợp tác quốc tế đa phương hóa, đa dạng hóa như hiện nay, chúng ta có thể và có điều kiện thuận lợi để khai thác thế đan xen lợi ích giữa nước ta với các nước khác; khai thác thế mạnh trên các lĩnh vực trong mối quan hệ song phương và đa phương để góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét