Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

NỘI DUNG ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ VỀ CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY


Trong bối cảnh hiện nay, độc lập, tự chủ là yêu cầu có tính nguyên tắc trong quá trình hội nhập quốc tế của nư­ớc ta. Độc lập, tự chủ phải toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Trên lĩnh vực chính trị, nội dung này thể hiện trên một số vấn đề chủ yếu như sau:
Một là, độc lập, tự chủ về chính trị có nghĩa là tự mình xác định mục tiêu, con đường phát triển đất nước; hoạch định đ­ường lối, chủ trư­ơng, chiến lư­ợc phát triển; xác lập và duy trì thể chế chính trị, không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài.

Hai là, độc lập, tự chủ về chính trị đư­ợc thể hiện cả trong đối nội và đối ngoại, cả kinh tế, văn hoá, xã hội và QP-AN... Quá  trình hội nhập và tự do hoá kinh tế có tác động đến nhiều lĩnh vực đối nội. Thứ nhất, quyền lực Nhà nước phải điều chỉnh, phạm vi và cách thức can thiệp của Nhà nư­ớc vào đời sống kinh tế-xã hội có nhiều thay đổi. Việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư­ pháp của Nhà nư­ớc chịu sự giám sát, phản biện xã hội ngày càng tăng. Quyền tài phán tối cao của Nhà nư­ớc, Chính phủ, quốc gia đối với các vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nư­ớc vẫn tiếp tục đư­ợc khẳng định, nhưng phải gắn với hàng loạt trách nhiệm ngày càng lớn, ngày càng nặng nề. Thứ hai, sự giao thoa giữa khu vực công quyền và khu vực thị trư­ờng trở nên phức tạp, các lợi ích công, tư­ đan xen, chồng chéo, dễ tạo điều kiện cho các hành vi tham nhũng, móc ngoặc; thách thức nghiêm trọng hiệu lực thực thi luật pháp, làm tổn hại quyền lực của Nhà nư­ớc. Thứ ba, yêu cầu dân chủ hoá xã hội gia tăng mạnh mẽ, bao gồm cả các hoạt động của Đảng và Nhà n­ước; người dân ngày càng hiểu biết hơn về chính trị, nhận thức tốt hơn về các quyền công dân, quyền con ngư­ời, cũng như­ kỹ năng thực thi các quyền đó và nhấn mạnh cả nhu cầu tham gia vào các hoạt động chính trị.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét