Cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 mãi mãi khắc sâu vào lịch sử dân tộc
như một bản anh hùng ca bất diệt của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đồng thời để
lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về nghệ thuật quân sự để vận
dụng, phát triển trong điều kiện mới của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Một là, tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng, nắm chắc tình hình; có các chủ trương, đường lối lãnh đạo đúng đắn,
sáng tạo phù hợp với thực tiễn phát triển của chiến tranh cách mạng trong điều
kiện mới của Việt Nam.
Để
bảo vệ vững chắc Tổ quốc, trước hết, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với nền quốc phòng, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh. Bài
học kinh nghiệm của cuộc Tổng tiến công càng cho thấy, Đảng phải có đường lối
đúng đắn, sáng tạo, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
xác định rõ mục tiêu cách mạng, phát triển học thuyết quân sự Việt Nam; xuất
phát từ thực tiễn, phân tích tình hình cụ thể để tìm ra quy luật và hành động
theo quy luật, nhất là quy luật chiến tranh kiểu mới của địch - chiến tranh vũ
khí công nghệ cao.
Cách
mạng nước ta hiện nay bên cạnh những nhân tố thuận lợi thúc đẩy quá trình đối mới
đất nước, giành nhiều thành tựu quan trọng (đặc biệt khi Việt Nam gia nhập Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO) và được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009, uy tín và vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế không ngừng nâng cao), chúng ta cũng đang phải vượt qua nhiều
khó khăn, thử thách, nhất là việc các thế lực thù địch chống phá bằng chiến lược "diễn
biến hoà bình", gây bạo loạn, lật đổ, âm mưu thúc đẩy "tự
diễn biến", tạo cớ can thiệp dưới các hình thức. Vì vậy, đòi hỏi việc phát
triển chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc cần có những bước phát triển mới, cả
về quy mô, tính chất, yêu cầu các cấp, các ngành phải nhạy bén, sáng tạo, thường
xuyên nắm chắc tình hình, xử lý tốt những tình huống phức tạp xảy ra, không để
đất nước bị động, bất ngờ về chiến lược. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh
giác cách mạng, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc của
kẻ thù, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng - an
ninh, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, tạo môi trường hoà bình, thuận lợi cho sự
nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Hai là, phát huy sức mạnh của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc và yếu tố chính trị - tinh thần.
Xây
dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý
nghĩa chiến lược quan trọng tạo nên sức mạnh vô địch trong chiến tranh cũng như
trong hoà bình xây dựng, phát triển đất nước. Do đó, cần chăm lo khối đại đại
đoàn kết ngay từ thời bình, để "lo giữ nước khi nước còn chưa
nguy" theo kinh nghiệm truyền thống của cha ông. Nghị quyết Đại hội X
của Đảng chỉ rõ: "Đảng ta luôn coi vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc
là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng nước ta… là nguồn
sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi
bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Xây
dựng, phát huy tốt yếu tố chính trị - tinh thần của toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân ta là nhân tố làm chuyển hoá so sánh lực lượng để "lấy ít địch
nhiều", "lấy nhỏ thắng lớn", là nét độc đáo của nền nghệ
thuật quân sự Việt Nam cần nhân lên trong điều kiện mới. Phát huy yếu tố chính
trị - tinh thần trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, khơi dậy tinh thần yêu nước,
quả cảm, ý chí quyết tâm chiến đấu, trí thông minh, sáng tạo, truyền thống chống
ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của
dân tộc.
Ba là, xây dựng các khu vực
phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc, làm nền tảng của thế trận chiến tranh nhân
dân bảo vệ Tổ quốc.
Thực
tiễn sự kiện lịch sử này cho thấy, vai trò quan trọng của lực lượng tại chỗ, của
thế trận chiến tranh nhân dân. Do đó, ngay từ thời bình phải chăm lo xây dựng
các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố thành thế trận quốc phòng toàn dân và thế
trận an ninh nhân dân vững chắc, bảo đảm tính toàn diện, nhưng có trọng tâm, trọng
điểm, trong đó tập trung xây dựng vững mạnh về chính trị, phát triển vững chắc
về kinh tế, ổn định về xã hội. Trên cơ sở tạo thế bố trí chiến lược chung của cả
nước, chú trọng vào các khu vực phòng thủ then chốt, các địa bàn chiến lược,
vùng biên giới, biển, đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; gắn
kết chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng và quốc phòng với kinh tế ngay trong từng
dự án cũng như trong quy hoạch của từng địa phương và tổng thể cả nước. Chăm lo
bảo đảm tốt đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ, nhất là dân chủ ở cơ sở,
góp phần xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc. Đồng thời,
xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của chính
quyền các cấp. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng
phí nhằm củng cố vững chắc niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo
của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, phát triển tiềm lực quốc
phòng, quân sự.
Phát
triển tiềm lực quốc phòng, quân sự tạo ra khả năng về vật chất và tinh thần có
thể huy động được cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ vững hoà bình, ngăn ngừa mọi
âm mưu, hành động gây chiến tranh của các thế lực thù địch, sẵn sàng đánh thắng
chiến tranh xâm lược ở mọi quy mô, nếu xảy ra. Sức mạnh của chiến tranh bảo vệ
Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp, vì vậy, xây dựng tiềm lực quốc phòng, quân sự phải
nhằm góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp, chủ động chuẩn bị, gắn liền với mỗi bước
tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hiện
nay, cần tận dụng những thời cơ thuận lợi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
để mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, nhất là về khoa học
- kỹ thuật hiện đại, nhằm đi tắt đón đầu, phục vụ sự phát triển công nghiệp quốc
phòng, công tác nghiên cứu khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự, đáp ứng được
yêu cầu ngày càng cao của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Năm là, xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân trong sạch, vững mạnh làm nòng cốt của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ
quốc.
Xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân, trước hết là quân đội nhân dân và công an
nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xứng đáng là lực lượng chính
trị tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, làm nòng cốt
trong sự nghiệp củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, phát
huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân, các lực lượng và cả hệ thống
chính trị, trong đó lực lượng vũ trang ba thứ quân đóng vai trò chủ đạo. Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định: "Nâng cao chất lượng tổng
hợp, sức chiến đấu để lực lượng vũ trang thật sự là lực lượng chính trị trong sạch,
vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân,
được nhân dân tin cậy, yếu mến". Theo đó, chúng ta phải thường xuyên xây dựng
quân đội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có số lượng và cơ cấu hợp
lý, có chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu ngày càng cao, sẵn sàng nhận và hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong quá trình xây dựng quân đội phải coi trọng
cả lực lượng thường trực, lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ, nhằm đáp ứng
tốt yêu cầu ngày càng cao của cách mạng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét