Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA ỨNG XỬ VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO


Hiện nay các thế lực thù địch luôn tuyên truyền, xuyên tạc cho rằng Đảng Cộng sản, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vi phạm tự do, tín ngưỡng tôn giáo. Qua đó chúng đề nghị đưa Việt Nam vào diện quan tâm đặc biệt trong việc thực hiện tự do tín ngưỡng tôn giáo của Liêm Hợp quốc.
Thực hư quan điểm trên thế nào? Chúng ta luôn khẳng định rằng ở Việt Nam, chưa lúc nào, người cộng sản chủ trương chống tôn giáo hay đả kích nó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: Việt Minh (tức người Cộng sản) không bao giờ chống đạo hay phản đối tôn giáo, sự xích mích nhỏ giữa đồng bào có đạo và không có đạo là vì đạo đức giáo hóa chưa được phổ cập, không ảnh hưởng đến sự đại đoàn kết của dân tộc. Hiến pháp đã quy định, tín ngưỡng tự do, ai khiêu khích tôn giáo là làm sai Hiến pháp sẽ bị xử phạt[1]. Người Cộng sản cũng không chủ trương phế bỏ tôn giáo và các yếu tố thờ cúng của nó. Người Cộng sản làm cách mạng, đấu tranh chống kẻ thù là để đem lại độc lập tự do cho nước nhà, cũng là để cho văn hóa, chính trị, kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo đều được phát triển tự do[2].
Đảng và Nhà nước Việt Nam dù tuyên xưng theo chủ thuyết duy vật và vô thần, nhưng trong các văn bản pháp quy về tôn giáo vẫn ghi nhận những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của tôn giáo; thậm chí, khẳng định sự tồn tại lâu dài và tương đồng về lý tưởng của tôn giáo với chủ nghĩa xã hội. Rất nhiều chức sắc các tôn giáo hiện nay tham gia đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Từ sau năm 1986, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn kiện, nghị quyết về tôn giáo. Trong các văn kiện, nghị quyết đó, Đảng đề ra một số quan điểm mang tính phương pháp luận khi giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam như sau:
1) Tôn giáo là một nhu cầu của con người.
2) Tôn giáo còn tồn tại lâu dài trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa.
3) Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
4) Tôn giáo còn là một thực thể xã hội nằm trong hệ thống văn hóa có nhiều điểm tương đồng và phù hợp với lý tưởng cộng sản.
4) Hiện tại, 1/3 dân số có tôn giáo, 95% dân số có nền văn hoá dân gian và tín ngưỡng bản địa. Đây là một nguồn lực lớn góp phần thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của xã hội là tùy thuộc vào chính sách vĩ mô của Nhà nước đối với tôn giáo, tín ngưỡng.
5) Cần xác định ranh giới của việc lợi dụng tôn giáo để tránh hình sự hóa vấn đề tôn giáo hoặc gán ghép cho tôn giáo nhiều yếu tố tiêu cực, dẫn tới ngăn cản, cấm đoán quyền tự do tôn giáo, đẩy tôn giáo đến quá khích, cực đoan.
6) Công tác tôn giáo cốt lõi là vận động, chú trọng tuyên truyền, thuyết phục các tổ chức, cá nhân tôn giáo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; không dùng mệnh lệnh hành chính điều chỉnh hoạt động tôn giáo.
7) Xây dựng nhà nước pháp quyềnthế tục trung lập với tôn giáo. Tức là, nhà nước điều hành và quản lý xã hội bằng pháp luật, chính thống hoá nền chính trị. Nhà nước có quyền can thiệp khi hoạt động tôn giáo đe doạ đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nhà nước không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo.
8) Nhà nước không tước đoạt quyền tham gia các hoạt động xã hội (trong giới hạn mà luật pháp ấn định) của cá nhân và tổ chức tôn giáo. Nhà nước có quyền can thiệp, giới hạn, điều chỉnh các hoạt động của các tổ chức tôn giáo, quyền tự do lập hội hay tham gia vào các hoạt động xã hội khác./.


[1] Hồ Chí Minh, Thư gửi Giám mục Lê Hữu Từ ngày 1/2/1947,  trong Hồ Chí Minh toàn tập, t.5, Nxb chính trị quốc gia. H.2011, tr.53.
[2] Hồ Chí Minh, Gửi anh em văn hóa và trí thức Nam bộ, ngày 25/5/1947,  trong Hồ Chí Minh toàn tập, t.5, Nxb chính trị quốc gia. H.2011, tr.157.

1 nhận xét: