Hiện nay, trên các phương tiện truyền thông, nhiều
kẻ vẫn lu loa luận điệu rằng, chỉ ở chế độ chính trị một đảng mới
có tham nhũng. Chúng lớn tiếng ca ngợi sự mẫu mực của các nước tư bản
trong chống tham nhũng và cho rằng, chỉ nhà nước pháp quyền tư bản
và cơ chế “tam quyền phân lập” mới chống tham nhũng hiệu quả từ gốc
hay thể chế dân chủ tư sản đã là một cơ chế tự thân để phòng và chống tham
nhũng. Thực tiễn chính trường và xã hội tư bản vẫn đầy rẫy những
vụ, việc tham nhũng đình đám, không khó để điểm mặt chỉ tên những
vụ, việc này ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức..., dù chúng biến tướng ngày càng
phức tạp, được chính giới và tài phiệt tư bản cấu kết che đậy hết
sức tinh vi. Tham nhũng là “khối u ác tính” không thể cắt bỏ trong xã
hội tư bản và nó đẩy các mâu thuẫn bản chất không thể hóa giải trong
xã hội tư bản lên càng cao, dù rằng nhà nước tư bản có gắng gượng
cải tổ đến đâu. Tại Hàn Quốc, đất nước tiêu biểu cho chế độ đa đảng
và “tam quyền phân lập”, tình trạng tham nhũng hiện nay vẫn diễn ra
hết sức nhức nhối. Theo Ủy ban Phòng, chống tham nhũng và Quyền công
dân Hàn Quốc (ACRC), trong vòng 10 năm (từ năm 2008 đến 2017), ACRC đã
tiếp nhận tới 32.306 tố cáo tham nhũng, chuyển cơ quan điều tra, thẩm
tra 1.615 vụ. Tháng 3-2017, bà Park Geun Hye trở thành Tổng thống dân
cử đầu tiên của Hàn Quốc bị phế truất vì cáo buộc tham nhũng 55,2
triệu USD liên quan tới các tập đoàn kinh tế hàng đầu của nước này,
như Samsung, Lotte... và đang phải thụ mức án 24 năm tù. Rõ ràng, cơ chế
“tam quyền phân lập” không phải là phương thuốc thần diệu kiểm soát quyền lực
và chống tham nhũng được triệt để!
tam quyền phân lập để phá nát đất nước hay sao
Trả lờiXóa