Lợi
dụng các phương tiện truyền thông xã hội, các thế lực thù địch cổ xúy tính “chủ
động” và kêu gọi mọi người trở thành những “phóng viên”, “nhà báo công dân”,
nhà “bất đồng chính kiến”, “đấu tranh ôn hòa” trên các phương tiện truyền thông
xã hội để lên tiếng đấu tranh chống tham nhũng (nhưng theo sự dẫn dắt, điều
khiển thông tin của chúng), khuấy động các làn sóng công kích, phẫn nộ, biểu
tình. Thực chất, đây là chiêu trò “mượn gió bẻ măng”, xúi giục phát tán những
thông tin bịa đặt, vu cáo về cuộc chiến chống tham nhũng, tạo hiệu ứng “vết dầu
loang” về truyền thông trên không gian mạng, âm mưu gây nên tình trạng khủng
hoảng và hỗn loạn thông tin, tạo những hiệu ứng dư luận giả, thậm chí âm mưu
quốc tế hóa những vấn đề nội bộ của Việt Nam, gây sức ép lớn lên các cơ quan
chức năng của ta.
Nhiều
tổ chức truyền thông đặt ở nước ngoài có riêng những hướng dẫn công chúng báo
chí các kỹ năng sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để trở thành “nhà báo
công dân”, như RFA hướng dẫn cách áp dụng công cụ StoryMaker để công chúng tự
thực hiện các bản tin và phóng sự... Trong vô vàn các “nhà báo công dân” đó, họ
chiêu dụ, cung tiền, gây dựng những “ngọn cờ” nòng cốt, làm bút nô viết bài
xuyên tạc, điên cuồng chống phá ta trên các phương tiện truyền thông xã hội,
như Trương Duy Nhất, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Phạm Chí Dũng, Nguyễn Hữu Vinh
(anh Ba Sàm), Nguyễn Vũ Bình,... Thay vì chỉ những bài viết thô tục, sặc mùi
chợ búa trước đây, chúng còn chuyển sang khoác áo “trí thức cấp tiến” để viết
bài xảo biện ngày càng tinh vi, lắt léo hơn, mượn danh nghĩa “phản biện khoa học”,
thậm chí thành lập hẳn những tạp chí giả khoa học, dân chủ, như “Luật khoa Tạp
chí” của Trịnh Hội, Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long - những đối tượng công khai
chống đối ta, đứng đằng sau là Việt Tân, VOICE - để đánh lừa độc giả, tạo diễn
đàn dụ dỗ cả những đối tượng bất mãn chính trị hay non nớt chính trị tham gia,
nhất là nhắm vào những đối tượng thường dao động, nghiêng ngả lập trường. Những
bài viết này được chúng ngụy trang bằng bày tỏ các “tư tưởng cấp tiến”, nhưng
bản chất là lấy quan điểm, tiêu chuẩn phương Tây để phủ nhận, công kích thẳng
vào hệ thống luật pháp và hệ tư tưởng của ta; cố tình bịa đặt hòng gây chia rẽ,
mâu thuẫn giữa Việt Nam và các nước khác. Nguy hiểm hơn, mang mặt nạ trao đổi,
dịch thuật khoa học, chúng còn sử dụng những trang web có các bài viết chứa nội
dung chống phá ta được cài ẩn rất kín, thậm chí nhiều tờ báo của ta còn trích
dẫn lại hay ngộ nhận ca ngợi. Các web này đều tích hợp mạng xã hội và fanpage
trên Facebook để kết nối với độc giả và tăng khả năng tập hợp lực lượng ủng hộ.
Những dẫn chứng trên cho thấy, sự chống phá trên các phương tiện truyền thông
xã hội của các thế lực thù địch có thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét