Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

TƯ TƯỞNG CỦA A.S.MAKAARENCÔ VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN

A.S. Makaarencô( 1888 – 1939) là nhà giáo dục Xô viết lỗi lạc đã để lại cho nhân loại một kho tàng lý luận giáo dục vô giá, nhưng trước hết ông là một nhà giáo hoạt động trong thực tiễn giáo dục suốt 32 năm. Vì vậy, hơn ai hết ông hiểu rõ vai trò to lớn của người giáo viên – nhà giáo dục, đồng thời ông cũng yêu cầu rất cao đối với nhân cách của họ. Macaarencô yêu cầu tất cả mọi người làm công tác giáo dục phải rèn luyện và học tập, không chỉ về phẩm chất tư cách mà về tri thức, năng lực, nghệ thuật giáo dục, dạy học. Ông nói: “ Tôi đi đến một niềm tin sâu sắc là không có nhà giáo dục nào cả, còn tốt hơn  là có những nhà giáo dục tự rèn luyện kém. Thà có 4 nhà giáo dục có khả năng còn hơn là có 40 người thiếu khả năng hoặc được đào tạo tồi”.và “điều  quan trọng là phải làm việc một cách có ý thức và tích cực, coi trọng nghề nghiệp”. Makarencô cũng yêu cầu tập thể  các nhà giáo dục phải là một thể thống nhất trong suy nghĩ và hành động, “Không có gì nguy hiểm hơn là chủ nghĩa cá nhân và sự tranh chấp trong tập thể giáo viên, không có gì ghê tởm hơn, nguy hại hơn cái đó”. Ông cho rằng: “ Sự giáo dục đúng đắn chỉ có thể thực hiện được với tập thể nhà giáo dục nhất trí về quan điểm và tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau...” . Đóng góp lớn lao của Makarencô cho khoa học đào tạo giáo viên chính là ở chỗ xác định ý nghĩa, vai trò của tập thể các nhà giáo dục, tính thống nhất trong hoạt động sư phạm, những điều đó trong lịch sử giáo dục nhân loại, chưa có ai đề cập tới sâu sắc, có giá trị thực tiễn Makarencô. Ngày nay, những kinh nghiệm và lý luận của ông về người giáo viên, và tập thể giáo viên cần được quán triệt sâu sắc trong công tác đào tạo giáo viên của các trường sư phạm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét