Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

CẢNH GIÁC VỚI THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG TỰ DO THÔNG TIN CHỐNG PHÁ SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA

Truyền thông xã hội thường gắn liền với các hoạt động truyền thông không chính thức trong một xã hội mở, cho phép dễ dàng chuyển tải bất kỳ thông tin nào lên cộng đồng mạng, bao gồm cả những thông tin chưa được kiểm chứng. Người dùng tự do bày tỏ quan điểm, thái độ, bình phẩm, nhận xét, chia sẻ về bất cứ vấn đề nào thích hoặc quan tâm. Môi trường tự do trên là sức hút của các phương tiện truyền thông xã hội, cũng chính là công cụ để các thế lực thù địch lợi dụng nhằm tự do reo rắc những thông tin xuyên tạc, phản động về chống tham nhũng. Chiêu trò mới là không chỉ vào hùa bình luận theo kiểu “kẻ tung người hứng” đối với các nội dung chống tham nhũng bịa đặt trên các web phản động, mà còn đồng loạt chia sẻ, bình luận (comment) với ý đồ kích động, ẩn ý xuyên tạc các báo điện tử chính thống, nhất là đối với những bài viết về các vấn đề đang là “điểm nóng”, nhạy cảm hay có những sơ hở, từ đó âm mưu điều khiển dư luận xã hội khi lợi dụng chính không gian báo chí của ta, nếu các cơ quan báo chí này không tỉnh táo, kiểm soát được các nội dung bài viết, bình luận. Các thông tin bẩn, xấu độc về chống tham nhũng trên các phương tiện truyền thông xã hội càng khó kiểm soát hơn khi người dùng hay máy chủ đặt ở nước ngoài, sử dụng các thuật toán ẩn địa chỉ IP, vượt “tường lửa”, thay đổi Proxy tinh vi. 
Mặt khác, tính nặc danh cũng là một đặc trưng của các phương tiện truyền thông xã hội, cho phép người dùng có thể ẩn nhân thân hay giả danh. Đặc tính này vô hình trung tiếp tay cho những hành vi, thủ đoạn tiêu cực dễ dàng được thực hiện và nở rộ trên môi trường mạng. Nhiều người lợi dụng và nhân danh chống tham nhũng để ngụy tạo thành lập các hội, nhóm với những tên gọi mỹ miều trên không gian mạng, nhưng thực chất lại là những diễn đàn chống đối, như “hội nhân dân Việt Nam chống tham nhũng”, “hội chống tham nhũng”, “hội những người cầm bút can đảm”, “hội những người ghét bọn phản động và quan tham nhũng”... Người dùng các phương tiện truyền thông xã hội là một cộng đồng rất rộng lớn, đa dạng, nhưng cũng không đồng nhất về lợi ích, quan điểm chính trị... Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch xảo quyệt dùng các phương tiện truyền thông xã hội để vừa tập hợp người dùng ngày càng đông đảo thuộc mọi tầng lớp, thành phần xã hội, vừa dễ dàng phân rẽ, ly khai những nhánh không còn phù hợp mà không ảnh hưởng tới toàn cục lực lượng. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét