Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Không thể xuyên tạc được sự thật


Cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã khiến chính quyền Giôn-xơn phải chấm dứt ý đồ “đánh nhanh, thắng nhanh”, đặt ra cho quân đội viễn chinh Mỹ “một cuộc chiến tranh kéo dài không bao giờ dứt”. Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược, tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh, tức thừa nhận thất bại của “chiến tranh cục bộ”, chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Với nhóm người Việt ở nước ngoài và vài nhà văn, ký giả nước ngoài tập trung xuyên tạc về cái gọi là “Thảm cảnh tắm máu dân thường” của “bàn tay Việt Cộng”. Họ cũng đăng “tiểu thuyết” và “truyện ngắn” trên một vài tờ báo văn nghệ in giấy hoặc điện tử với thủ đoạn thường là dựa vào các “hồi ký”  hoặc sự “kẻ lại” của các tướng lĩnh ngụy quyền hay một vài chính khách trong xã hội cũ, hoặc quá khứ của chính mình. Ngoài mục tiêu chính là “tái hiện” cảnh “chết chóc thảm thương” của dân thường và “phía bên kia” (Việt Cộng), nhóm này quyết liệt phủ nhận sự thắng lợi của “Cộng sản”, coi sự kiện Mậu Thân là một “thảm bại Việt Cộng” còn ngày 30/4/1975 là “Quốc hận”, Cộng sản chỉ tạm chiếm “Sài gòn” do Tổng thống Thiệu sai lầm về sách lược… cái thâm hiểm ở chỗ văn thì hư cấu với các chi tiết, tình tiết lâm ly giả mạo nhưng lại kèm theo hình minh họa như thật nên dễ đánh lừa cảm giác người đọc: đây là sự thật! Thực tế, có “tác phẩm” được dịch ra tiếng Anh khá ầm ĩ, song chất lượng dở lại đậm tính chính trị cơ hội nên bị phản đối và nhạt dần nhưng vẫn dai dẳng sống, thậm chí lại bùng lên khi có cơ hội rồi lại tắt. Sự xuyên tạc chủ yếu tiếp nữa là khuếch đại sự sai lầm của quân ta, từ mất đoàn kết nội bộ cấp cao nhất đến sai lầm tiếp cận mục tiêu của từng trận đánh. Với nhóm người ngoài nước sự xuyên tạc lại nhằm vào sự “say máu” của “Việt Cộng”, miêu tả quân đối phương” chỉ là những “khẩu súng” biết bắn và “tàn sát”, ý đồ chung chỉ là xuyên tạc để hạ bệ uy tín những đồng chí lãnh đạo cao nhất, cũng là cách hạ bệ uy tín của Đảng và chế độ ta.
Bất kỳ ai cũng có quyền nhận thức lại một sự kiện lịch sử nào đó nhưng phải trên cơ sở tôn trọng tối đa sự thật và vì mục đích “ôn cố tri tân”, hiểu xưa để biết nay sâu sắc hơn, hiểu lịch sử để làm cho hiện tại và tương lai là một trtốt đẹp hơn. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một trong những trang sử bằng vàng khắc nghi những chiến công chói lọi của quân và dân ta, những ai cố tình phủ nhận điều ấy sẽ chỉ là đường viền mờ để làm sáng thêm, nổi bật thêm hình ảnh lộng lẫy của nội dung bức tranh ấy mà thôi.

1 nhận xét: